【điểm bóng đá ngoại hạng anh】Xuất khẩu rau quả "bùng nổ" trong năm 2023?
Bứt phá xuất khẩu trong năm mới 2023 | |
Chính thức xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang Hoa Kỳ | |
Trung Quốc tăng mua,ấtkhẩurauquảquotbùngnổquottrongnăđiểm bóng đá ngoại hạng anh xuất khẩu rau quả tăng mạnh |
Dự báo, XK rau quả có nhiều điều kiện thuận lợi trong năm 2023. Ảnh: ST |
“Bẻ khoá” thị trường, khởi sắc tại Trung Quốc
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan thông tin, 11 tháng năm 2022, trị giá XK rau quả ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, XK rau quả sang thị trường Trung Quốc nhiều khởi sắc. Dự kiến cả năm 2022, XK rau quả sẽ thu về khoảng 3,4 tỷ USD.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 11 tháng qua, XK nhiều mặt hàng rau quả khả quan. Đáng chú ý, sầu riêng, thanh long, chuối… đã được XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nhờ những nghị định thư được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mới đây, hai bên đã ký kết nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam NK vào Trung Quốc, cũng sẽ mở ra cơ hội XK khoai lang vào thị trường này…
Từ góc độ DN XK, bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn xuất khẩu-nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Sau 2 năm đại dịch, nhờ có sự chuẩn bị tốt, XK rau quả đạt được thành tựu đáng mừng. Đáng chú ý trong năm 2022, mặt hàng sầu riêng, bưởi... của Việt Nam đã mở cửa vào được các thị trường “khó tính”. Chánh Thu cũng như không ít DN XK trái cây có tăng trưởng khá cao trong năm 2022”.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT) phân tích: trong năm 2022 cần đặc biệt nhấn mạnh mạnh sự uy tín của các DN, của cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy XK các sản phẩm nông sản chủ lực. Sản phẩm trái cây của Việt Nam có nhiều khác biệt so với nhiều quốc gia khác nên được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, sự vào cuộc kịp thời của công tác xúc tiến thương mại cũng là một yếu tố giúp cho việc “bẻ khóa” thị trường tốt hơn.
Riêng với ngành bảo vệ thực vật, trong năm 2022 đạt được không ít thành tựu. Đối với thị trường Trung Quốc, ngay đầu năm là XK ớt trở lại, rồi đến mở cửa thị trường cho chanh leo, cuối năm là mở cửa XK chính ngạch sầu riêng, khoai lang. Với các thị trường khác cũng rất thuận lợi như XK bưởi sang New Zealand. “Thời gian tới hy vọng có thêm nhiều loại nông sản của Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường trên thế giới”, ông Hiếu nói.
Xuất khẩu 2023 dự kiến 4 tỷ USD
Về “bức tranh” XK rau quả năm 2023, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, đây có thể là năm bùng nổ của ngành rau quả.
“Hiện nay, thị trường đang dần mở cửa, giảm bớt kiểm soát dịch Covid-19, tạo điều kiện cho XNK tốt hơn. Ngoài ra, dần dần những khó khăn về logistics, về vận chuyển được tháo gỡ, giá cước càng ngày càng giảm, càng rẻ cũng taọ điều kiện thuận lợi hơn cho XK rau quả của Việt Nam”, ông Nguyên nói.
Các mặt hàng XK mới được mở cửa ở nhiều thị trường trong năm 2022 cũng như tác động tích cực từ 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, thực thi chắc chắn tạo ra động lực lớn cho XK rau quả. “Năm 2023 tăng trưởng XK sẽ đạt khoảng 20% so với năm 2022. Năm 2022 đạt 3,4 tỷ USD thì năm 2023 XK rau quả có thể đạt 4 tỷ USD”, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo.
Theo ông Nguyễn Quang Hiếu cho răng, tiếp nối thành công của năm 2022, năm 2023 ngành bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục chiến lược tận dụng các lợi thế sản phẩm trái cây Việt Nam. Ví dụ, tại thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục với sản phẩm cây có múi như cam, bưởi. Với thị trường các nước phát triển như Mỹ sẽ tiếp tục với sản phẩm chanh dây, dừa… Ngoài ra, Việt Nam có thể tận dụng mở cửa thị trường Nhật Bản cho quả nhãn...
Đó là chiến lược theo đuổi, mở cửa tại các thị trường lớn, các thị trường với sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục nghiên cứu các biện pháp xử lý mới cho trái cây Việt XK, thay thế các biện pháp xử lý mà các nước đề xuất có chi phí, công sức bỏ ra lớn. Mục tiêu là tìm giải pháp phù hợp với Việt Nam để giúp các DN có lợi thế hơn về cạnh tranh.
“Bên cạnh mở cửa thị trường, ngành bảo vệ thực vật sẽ tiếp duy trì thành quả đạt được thời gian qua. Hiện nay, hiểu biết quy định của người sản xuất còn hạn chế. Do vậy, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn. Cục đã xây dựng website: sansangxuatkhau.ppd.gov.vn để đăng tải thông tin dữ liệu cơ sở từ vùng trồng, đóng gói… nhanh nhất tới người sử dụng, đồng thời xây dựng tài liệu tập huấn, video, sách nói…”, ông Hiếu chia sẻ.
Bà Ngô Tường Vy cũng cho biết vừa qua, giá bán sầu riêng của Công ty Chánh Thu tại thị trường Trung Quốc không thua kém các thương hiệu của Thái Lan. Đây là bước đệm và năm 2023 sẽ là năm tăng tốc của Chánh Thu, nhất là với sản phẩm sầu riêng. DN sẽ tăng cường liên kết với nông dân, hợp tác xã để tăng mã số vùng trồng nhằm đáp ứng nhiều hơn cho thị trường Trung Quốc.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm sầu riêng mang thương hiệu Chánh thu vào thị trường Trung Quốc. Khi làm sản phẩm có thương hiệu, chúng tôi có quyền lựa chọn khách hàng để tăng lợi thế cạnh tranh. Vì thế, chúng tôi mong các địa phương, nông dân cùng đồng hành”, bà Vy nói.
相关文章
Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
Cục Đường bộ vừa trình Bộ GTVT dự thảo sửa thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy2025-01-26Phú Riềng: Sôi nổi ngày chủ nhật xanh
Đoàn viên thanh niên hai xã đã dọn rác hai b2025-01-26Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp
Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi2025-01-26Triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường
Để triển khai hiệu quả các hoạt động của2025-01-26Điều đọng lại sau một lễ chào cờ
Trường tiểu học Tân Đồng, Đồng Xoài C̐2025-01-26
最新评论