当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ti so bóng da】Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

【ti so bóng da】Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

2025-01-25 22:35:45 [World Cup] 来源:Empire777
Đồng Nai: Khu công nghiệp Long Thành được Hisense “chọn mặt gửi vàng” Vĩnh Phúc: Thu hút 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệpp Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Dư địa và xu hướng tất yếu phát triển khu công nghiệp bền vững

Phát biểu tại Diễn đàn Thúc đẩy phát triển vền vững khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào sáng 28/3,ềudưđịađểViệtNamthúcđẩypháttriểnbềnvữngcáckhucôngnghiệti so bóng da tại Hà Nội, ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Hiện cả nước có 418 khu công nghiệp đã thành lập, bao gồm 371 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 39 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha; tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp
Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Diễn đàn

Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, góp phần vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách. Hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp, tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

“Sự phát triển của các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và nhiều chính sách quan trọng khác của Việt Nam” – ông Nguyễn Quang Vinh khẳng định.

Bà Vương Thị Minh Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong số 418 khu công nghiệp đã được thành lập, có 298 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 92,2 nghìn ha. Như vậy, với khoảng 1/3 khu công nghiệp chưa đi vào hoạt động, đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển bền vững và định hướng phát triển khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái trong thời gian tới.

Trên thực tế, theo các chuyên gia kinh tế, phát triển bền vững các khu công nghiệp là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Tại Việt Nam, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, thì việc phát triển bền vững, chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái là vô cùng cần thiết.

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp
Diễn đàn Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào sáng 28/3

Để khuyến khích hình thành các khu công nghiệp sinh thái, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đặc biệt lưu ý đến sự phát triển của mô hình các khu công nghiệp sinh thái.

Bên cạnh đó, theo bà Vương Thị Minh Hiếu, theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phàn thêm 3 FTA. Tại các FTA này, yêu cầu về chuỗi ngành hàng, sản xuất xanh, sạch vô cùng quan trọng để doanh nghiệp xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Cùng với đó, Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 cũng đặt ra yêu cầu phát triển công nghiệp xanh theo hướng bền vững hơn…

Đặc biệt, thông tin từ Diễn đàn cũng cho thấy, sự phát triển các khu công nghiệp thời gian qua vẫn còn bộc lộ những tồn tại, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Từ những phân tích trên, các chuyên gia cho rằng, việc phát triển bền các khu công nghiệp, chuyển đổi từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Hoá giải thách thức, phát triển bền vững khu công nghiệp

Theo Phó chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh: Năm 2022, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) cùng Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tại Việt Nam (IDH Việt Nam) thực hiện 1 nghiên cứu, khảo sát thực trạng các khu công nghiệp theo khung kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị (EESG) với 19 nhóm chỉ tiêu chính, tại 118 khu công nghiệp trên cả nước.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ ban hành chính sách phát triển EESG thấp: Chỉ 39% khu công nghiệp có chính sách quản trị rủi ro để đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trường; 21% có chính sách quản trị rủi ro đảm bảo tuân thủ về xã hội; 10% có chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, 13% có chính sách về chuyển đổi số.

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp
Nhiều doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, nhận thức về khu công nghiệp phát triển bền vững còn yếu. Kết quả phỏng vấn sâu cho biết có tới 50% khu công nghiệp chưa nghe đến khái niệm khu công nghiệp phát triển bền vững, 30% có nghe hiểu về khái niệm khu công nghiệp sinh thái và 20% hiểu rõ khu công nghiệp phát triển bền vững cần bảo đảm cân đối về phát triển đồng thời của 4 trụ cột EESG.

"Đặc biệt, kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 22% khu công nghiệp có chứng chỉ hệ thống quản lý quốc tế, đáng lưu ý 77% khu công nghiệp không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp về các mặt tài chính, xã hội và môi trường” – ông Nguyễn Quang Vinh thông tin.

Phát biểu tại Diễn đàn, PGS, TS Nguyễn Quang Tuyến – Đại học Luật Hà Nội đã chỉ ra những thách thức và giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp. Theo đó, ông Nguyễn Quang Tuyến đã chỉ ra 7 thách thức tác động đến phát triển bền vững khu công nghiệp, bao gồm:

Một là, thể chế, chính sách về khu công nghiệp khu kinh tế chưa đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ và chưa có sự đột phá để phát huy vai trò và đóng góp của các khu công nghiệp, khu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là,chất lượng, hiệu quả quy hoach phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu.

Ba là,loại hình phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế chậm được đổi mới; quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có sự khác biệt với các luật chuyên ngành. Đồng thời, còn nhiều chồng chéo giữa các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bốn là, chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; sự liên kết, hợp tác trong khu công nghiệp, khu kinh tế; giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế với nhau và với khu vực bên ngoài còn hạn chế.

Năm là, vấn đề phát triển bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế đã được đặt ra nhưng kết quả thực hiện khác nhau và không đồng đều giữa các địa phương. Một số địa phương chưa thực hiện tốt việc phát triển bền vững khu công nghiệp, khu kinh tế về môi trườngvà xã hội.

Sáu là, vướng mắc về quản lý, sử dụng đất.

Bảy là,tổ chức bộ máy cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế ở trung ương và địa phương chậm được kiện toàn, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Để hoá giải những thách thức này, ông Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần tập trung vào một số giải pháp như: Hoàn thiện khung pháp lý, giải quyết các vướng mắc trong hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, nhằm tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ cho hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Cùng với đó, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước các cấp trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế về. Cụ thể hơn vai trò, vị trí của khu công nghiệp, khu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh tế của đất nước; tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan “đầu mối, tại chỗ” với quy trình thủ tục hành chính đơn giản; xây dựng và triển khai chính sách phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Ngoài ra, cần xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế và mô hình khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai; thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng ... Các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực thi; quy định đảm bảo phát triển đồng bộ và bền vững về kinh tế - xã hội, môi trường, phù hợp với đặc thù của từng mô hình, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế…

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读