Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định. Để lại phí thực thu để bù đắp Trình bày tờ trình,êmchínhsáchhỗtrợchocánbộngoạigiaotạinướcngoàwap.7m.cn livescore Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nội dung Chính phủ muốn xin ý kiến UBTVQH là việc bổ sung vào quy định: “Số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao thực thu được để lại một phần để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ công tác thu phí theo quy định; chi hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”. Giải thích nguyên nhân, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mua mới, xây dựng mới trụ sở của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, chưa thực hiện sửa chữa lớn, cải tạo các trụ sở hiện có. Vì vậy, việc sử dụng nguồn phí được để lại để hỗ trợ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin là cần thiết để trụ sở Cơ quan đại diện ngày được khang trang, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới.
Mức sinh hoạt phí tối thiểu cho cán bộ, nhân viên và phu nhân/phu quân đi theo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 157/2005/NĐ-CP của Chính phủ, sau hơn 11 năm chưa được điều chỉnh tăng cho nên hiện nay mức sinh hoạt phí của cán bộ tại Cơ quan đại diện đang ở mức thấp so với mức sống trung bình tại đa số các địa bàn, đời sống cho cán bộ, nhân viên và gia đình đi theo gặp khó khăn. Để hạn chế, khắc phục một phần khó khăn, bất cập nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại để hỗ trợ thu nhập cho cán bộ, nhân viên công tác tại Cơ quan đại diện, phạm vi áp dụng không chỉ cho cán bộ, nhân viên của Bộ Ngoại giao mà còn của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Khoa học và Công nghệ… và các Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, Báo Nhân dân…
Khoản hỗ trợ này là nguồn khích lệ, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi đi nhiệm kỳ tại nước ngoài trong điều kiện mức sinh hoạt phí theo chế độ còn hạn chế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều động, phân công cán bộ đi công tác nhiệm kỳ tại các địa bàn khó khăn và giúp giữ chân các cán bộ trẻ có năng lực, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho ngành, tránh tình trạng chảy máu chất xám; tránh những cám dỗ, mua chuộc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các thế lực thù địch… Mặt khác, đây là khoản chi cho con người hiện đang được hưởng, nếu dừng thực hiện sẽ phát sinh những khó khăn, tâm tư của cán bộ, đặc biệt là cán bộ công tác tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và khó khăn cho ngành ngoại giao trong công tác cán bộ.
Vì vậy, để tạo điều kiện cho các ngành có thêm nguồn kinh phí, chủ động hơn trong nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại nhà nước ngày càng cao, trong điều kiện bố trí ngân sách nhà nước còn khó khăn, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung dự thảo Nghị định. Cần cơ chế quản lý minh bạch
Báo cáo thẩm tra dự thảo, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách cho biết: Đa số ý kiến của thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ tiếp tục cho phép để lại 1 phần phí thu từ lĩnh vực ngoại giao để thực hiện một số nhiệm vụ, trong đó có chi bổ sung nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, người lao động.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị Chính phủ giải trình và đánh giá rõ hơn về tác động của số thu phí được để lại, làm rõ hơn tính hợp lý của việc cho phép để lại 1 phần cho Cơ quan đại diện ở nước ngoài, vì Cơ quan đại diện không thực hiện cơ chế khoán chi và khoản phí này nếu được để lại theo Luật Phí, lệ phí thì cũng không sử dụng để tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn nội dung chi, cơ cấu chi, tỷ lệ bố trí chi để nâng cao đời sống, chi bổ sung mua sắm, sửa chữa; nếu chỉ sử dụng để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì cần có nguyên tắc nhất định như khống chế mức tối đa.
Đồng thời, cần có cơ chế sử dụng công khai, minh bạch và rõ tiêu chí phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng giữa các nước, các khu vực và cơ chế giám sát việc sử dụng khoản phí để lại này.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản bày tỏ đồng tình về sự cần thiết xây dựng và ban hành Nghị định; đồng thời tập trung đóng góp nhiều ý kiến về những vấn đề liên quan đến căn cứ pháp lý xây dựng, phạm vi điều chỉnh của Nghị định; số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao thực thu được để lại một phần để bù đắp chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ công tác thu phí theo quy định; chi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ; chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chi hoạt động đối ngoại của ngân sách Trung ương và chi hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương;...
Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển giao Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội hoàn thiện một thông báo ý kiến của UBTVQ đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định, gửi Chính phủ để Chính phủ chính thức ban hành Nghị định này. |