【las palmas – celta】Lan toả tuyên truyền tới từng cán bộ, người dân

Lan toả tuyên truyền tới từng cán bộ, người dân
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương cho rằng, Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều nội dung quan trọng. Ảnh: L.M

Nhiều nội dung quan trọng

Chia sẻ tại buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên các cơ quan báo chí TP tuyên truyền về Luật Thủ đô 2024, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương đã quán triệt chuyên đề “Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Thủ đô 2024”.

Theo đó, Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều nội dung quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cụ thể, Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND TP, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách (tăng 30 đại biểu so với hiện tại). Thường trực HĐND TP hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm Chủ tịch, không quá 3 Phó Chủ tịch (tăng 1 Phó Chủ tịch và 4 thành viên Thường trực HĐND TP).

Đối với UBND TP Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 phân cấp cho chính quyền TP quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của TP, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của TP để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền…

Tuyên truyền đến cán bộ, người dân

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương cho biết thêm, hiện tại, Chính phủ, HĐND, UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch chi tiết cho việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024. Các cơ quan, đơn vị đều đang hết sức nỗ lực, cố gắng chuẩn bị các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm kịp ban hành đúng thời hạn làm cơ sở cho việc thực hiện Luật.

“Để Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, đề nghị các cơ quan báo chí của TP tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định của Luật Thủ đô 2024 đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các DN và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô. Để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của TP cũng như Nhân dân hiểu rõ và nắm vững quy định của Luật này đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc triển khai, thi hành Luật đảm bảo đồng bộ, kịp thời, hiệu quả theo đúng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP” - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Trước đó, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đến cán bộ, công chức, viên chức các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn TP. Hội nfghij được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu TP đến các sở, ban, ngành của TP; 30 quận, hyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn và tin tưởng rằng, các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của TP sẽ hiểu rõ, nắm vững hơn những tư tưởng, quan điểm cũng như các quy định cụ thể của Luật Thủ đô. Qua đó giúp TP triển khai thi hành Luật một cách đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả theo đúng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho rằng, đối với UBND TP Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 phân cấp cho chính quyền TP quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, Chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của TP, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của TP để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Luật cũng mở ra “kỷ nguyên mới” trong phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội theo hướng cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị được ưu tiên áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. Trong khu vực TOD, TP được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Trình tự thành lập, điều chỉnh khu công nghệ cao
Thẩm quyền áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Mang những chính sách an sinh gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số