当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lịch thi đấu c2 châu âu】BRICS thách thức thời đại

【lịch thi đấu c2 châu âu】BRICS thách thức thời đại

2025-01-10 16:59:52 [Cúp C2] 来源:Empire777

brics thach thuc thoi dai

Kế hoạch trả đũa tài chính của BRICS.

Ngân hàng Phát triển BRICS ra đời với tổng vốn xuất phát là 100 tỷ USD,áchthứcthờiđạlịch thi đấu c2 châu âu trong đó vốn điều lệ là 50 tỷ USD, chia đều cho 5 thành viên. Trụ sở ngân hàng đặt tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, nhưng vị trí Chủ tịch luân phiên đầu tiên có thể thuộc về Ấn Độ.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo BRICS cũng công bố "Quỹ dự trữ chung" với vốn ban đầu 100 tỷ USD theo mô hình IMF nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính. Mục đích của Ngân hàng Phát triển BRICS là giúp các nước thành viên của khối có nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn tín dụng để đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, còn Quỹ dự trữ chung sẽ đóng vai trò như một cơ chế để các nước thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Ý tưởng thành lập Ngân hàng Phát triển BRICS và Quỹ dự trữ là nhằm thách thức Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - hai thể chế quốc tế bị phương Tây chi phối. Trong thập niên qua, thế giới đã chứng kiến một loạt cuộc khủng hoảng ngày càng lớn mà các nước phương Tây không thể giải quyết.

Từ vấn đề Iraq tới Syria, Libya và thậm chí Afghanistan, sự can thiệp của Mỹ và các thế lực châu Âu đã không mang lại ổn định. Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, lãnh đạo BRICS có thể thảo luận tất cả các vấn đề toàn cầu, kể cả các cuộc tiến công của Israel vào dải Gaza, khủng hoảng tại Ukraine, cuộc tấn công của phong trào ISIL tại Iraq, cũng như những tiết lộ liên quan tới việc cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi các nhà lãnh đạo và các chính đảng trên thế giới. Các lãnh đạo BRICS cũng ra một tuyên bố mạnh về vấn đề kinh tế, đề nghị cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để tất cả các thành viên BRICS có thể trở thành Ủy viên thường trực.

Động thái trên được các chuyên gia nhận định là không khác gì một sự "trả đũa tài chính" của các nước có nền kinh tế đang phát triển vượt bậc sau nhiều năm bị Mỹ và phương Tây chiếm ưu thế. Charles Movit, giám đốc chi nhánh châu Âu của hãng nghiên cứu và tư vấn IHS, nhận xét: "Đây sẽ là sự hình thành bước đầu một thế giới tài chính 'đa cực', phản ánh một không gian địa chính trị đa cực mà Nga vẫn mong muốn".

Theo các chuyên gia phân tích, Hội nghị BRICS lần này còn là một sự thách thức đối với các nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga, đây cũng là dấu hiệu mới nhất về một trật tự thế giới đa cực ngày càng tăng mà khối này mong muốn. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một hội nghị quốc tế kể từ khi bị gạt ra khỏi nhóm các nước công nghiệp G-8 sau sự kiện Crimea ở Ukraine.

Oliver Stuenkel, giáo sư quan hệ quốc tế tại Quỹ Getulio Vargas của Brazil, nhận xét: "Việc BRICS tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho thấy phương Tây không còn khả năng buộc các cường quốc mới nổi làm theo mình nữa, ngay cả trong các vấn đề địa chính trị quan trọng".

Giáo sư Stuenkel cũng cho rằng việc loại bỏ Nga khỏi nhóm các nước phát triển và đang nổi (G-20) là điều không thể làm được vì Nga nhận được sự ủng hộ của BRICS. Một quan chức chính phủ Brazil cho biết tuyên bố cuối cùng của hội nghị có thể đề cập đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Mark Weisbrot, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tại Washington, nói: "Nhóm BRICS đã thể hiện khá rõ sự phản đối của họ trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga. Tuy các nước BRICS không thể buộc Washington thay đổi chính sách đối ngoại của mình, nhưng những gì họ có thể làm là buộc Washington phải trả giá về chính trị và kinh tế cho chính sách đó".

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读