当前位置:首页 > Thể thao

【xem tỷ số ngoại hạng anh】Quả ngọt từ nguồn hỗ trợ phi chính phủ

Bên cạnh giáo dục và đào tạo,ảngọttừnguồnhỗtrợphichnhphủxem tỷ số ngoại hạng anh những hoạt động của các tổ chức PCPNN đã thể hiện được tính nhân văn qua từng chương trình, hoạt động hướng về người dân khó khăn, đối tượng yếu thế ở các địa phương.

Bài 2: Những dự án nhân văn

Nhờ thực hiện hiệu quả công tác thu hút, hỗ trợ từ các tổ chức PCPNN đã góp phần giúp đời sống nhiều người dân ở các địa phương khởi sắc.

Các hộ nghèo được Trung tâm Ánh Dương hỗ trợ vay vốn.

Chung tay thay đổi bộ mặt nông thôn

 Năm 2014 Tổ chức Hành Tinh Mới của Thụy Sỹ đã đến các xã còn nhiều khó khăn trong việc đi lại trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ xây dựng cầu giao thông nông thôn. Ông Phạm Thanh Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Tổ chức Hành Tinh Mới hỗ trợ kinh phí hơn 1,2 tỉ đồng để xây dựng 2 cây cầu nông thôn nối liền các ấp của xã. Qua đây, góp phần rất lớn giúp bà con trên địa bàn dễ dàng hơn trong việc đi lại, cũng như vận chuyển hàng hóa, nông sản. Nhờ đó, cũng giúp người dân ở địa phương thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế”.

Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Tổ chức Hành Tinh Mới, riêng trên địa bàn huyện Long Mỹ đã thay được 7 cây cầu tre, cầu ván tạm bợ bằng cầu bê tông khang trang, với tổng kinh phí xây dựng hơn 2,5 tỉ đồng. Ngoài ra, tổ chức còn hỗ trợ sửa chữa và xây dựng mới thêm 3 cây cầu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, với kinh phí gần 1,1 tỉ đồng.

Không riêng Tổ chức Hành Tinh Mới, những năm gần đây Quỹ thiện nguyện Nam Phương Foundation, cũng đóng góp trong việc chung tay xóa cầu tạm, cầu khỉ cho các tỉnh miền Tây, trong đó có Hậu Giang. Năm vừa qua, Quỹ thiện nguyện Nam Phương đã vận động hỗ trợ 1,3 tỉ đồng để xây dựng cầu Khang Thịnh ở huyện Châu Thành và cầu Khang Phát ở huyện Phụng Hiệp. 

Hỗ trợ an sinh xã hội

Trong các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh, phải kể đến sự góp phần không hề nhỏ của Tổ chức Việt Nam Plus (Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Ánh Dương), tổ chức phi chính phủ của Pháp và Bỉ, thực hiện Dự án Phát triển cộng đồng tại Hậu Giang. Với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng… Hơn 16 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Ánh Dương (Trung tâm Ánh Dương) đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững cũng như hỗ trợ xây dựng hàng trăm ngôi nhà tình thương...

Tham gia Dự án Giáo dục sức khỏe ban đầu và Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại xóm ấp, nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Vĩnh Viễn A có điều kiện sử dụng được nước sạch.

Là một trong những hộ đã được Trung tâm Ánh Dương hỗ trợ vay vốn không tính lãi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chị Lê Thị Hồng Thẩm, 35 tuổi, ở ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Trước đây, nhà nghèo lắm, vợ chồng lại không có ruộng đất gì, cả gia đình chỉ sống phụ thuộc vào thu nhập từ công việc thợ hồ của chồng tôi thôi. Làm ngày nào ăn ngày đó, cũng không dư dả gì. Mừng lắm, từ hồi được Trung tâm Ánh Dương cho mượn vốn nuôi cá, rồi tôi tranh thủ cắt lục bình đan thêm nữa, nên kinh tế gia đình giờ cũng ổn định hơn rất nhiều”. Được mượn hơn 4,5 triệu đồng, chị Thẩm còn được Trung tâm Ánh Dương hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá thát lát, cá lóc. Tận dụng mặt nước sông gần nhà, hiện chị Thắm đang nuôi gần 10.000 con cá thát lát. Sau hơn 2 năm được mượn vốn, kinh tế gia đình chị Thẩm đã ổn định. Hiện Trung tâm Ánh Dương cũng hỗ trợ học bổng cho đứa con đang học lớp 4 của chị Thẩm.

Năm 2004, Trung tâm Ánh Dương bắt đầu triển khai các dự án hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ học bổng… trên địa bàn tỉnh. Ban đầu, chỉ thí điểm ở 4 xã là Thuận Hưng, Vĩnh Viễn, Xà Phiên và Lương Tâm của huyện Long Mỹ, nhưng đến nay các dự án đã được triển khai nhân rộng trên toàn huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, Phụng Hiệp và 2 xã Vị Trung và Vĩnh Trung của huyện Vị Thủy. Tại mỗi địa phương, Trung tâm Ánh Dương đã thực hiện các hoạt động như: hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn theo nhu cầu không tính lãi; tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ; góp phần cùng địa phương trong công tác giao thông nông thôn và xây dựng nhà tình thương, tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu có điều kiện đến trường...

Bên cạnh các dự án tập trung cho xóa đói giảm nghèo, năm 2017 Tổ chức Bánh tại Việt Nam/Lào (BMTG) và Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng đã thực hiện Dự án Giáo dục sức khỏe ban đầu và Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại xóm, ấp trên địa bàn xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ. Hiện dự án đang được triển khai ở 5 ấp trên địa bàn xã.

Dự án đã triển khai được 6 mô hình phát triển kinh tế là nuôi lươn, nuôi bồ câu, nuôi cá, nuôi heo, đan lục bình và buôn bán nhỏ. Tính đến tháng 6-2020, dự án đã thành lập được 14 nhóm sinh kế, với tổng số 210 thành viên tham gia, trong đó 2 nhóm sinh kế đã phát triển lên thành hợp tác xã gồm 54 thành viên. Từ khi thực hiện dự án đến nay, các nhóm sinh kế đã thực hiện tiết kiệm được với kinh phí hơn 342 triệu đồng, hiện đã hỗ trợ vay cho 176 thành viên. Ngoài ra, cũng đã mở được 8 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; 50 buổi truyền thông về sức khỏe, với 860 lượt nhóm viên tham gia. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ xây dựng 56 nhà vệ sinh, 49 giếng khoan, 172 bồn chứa nước. Tính đến nay, dự án đã hỗ trợ tài chính cho các nhóm sinh kế được khoảng 675 triệu đồng (không bao gồm vốn đối ứng).

Đánh giá về hiệu quả của nguồn viện trợ từ các tổ chức PCPNN trong thời gian qua, ông Lê Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, cho biết: “Đối với địa bàn tỉnh Hậu Giang, thời gian qua các tổ chức PCPNN tập trung đầu tư nhiều ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, phát triển cộng đồng. Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, xây cầu, khám chữa bệnh, xây trường học, tặng học bổng… Tính đến nay, đã có trên dưới 30 tổ chức PCPNN hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong đó có 24 tổ chức đã đăng ký hoạt động. Công tác vận động viện trợ PCPNN đã mang lại hiệu quả rất lớn, góp phần tích cực vào công tác an sinh phúc lợi xã hội trên địa bàn tỉnh. Tạo công ăn việc làm, tạo thuận lợi cho việc đi lại, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường kiến thức cho học sinh ở các cấp. Qua đó, đã tạo diện mạo mới cho những vùng nông thôn sâu, những địa phương đang triển khai xây dựng nông thôn mới”…

Quan tâm tới nhóm đối tượng thiệt thòi

- 27 năm qua, mỗi năm Hội Bảo trợ cô nhi Việt Nam (ASSORV) Pháp, đều hỗ trợ hàng tỉ đồng để tạo điều kiện cho trẻ mồ côi đang được chăm sóc, nuôi dưỡng ở Nhà nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Vị Thanh (nuôi 40 trẻ) và Nhà nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Cần Thơ (huyện Châu Thành A, nuôi 25 trẻ). Đối với trẻ đang được nuôi dưỡng ở 2 nhà trẻ, mỗi em sẽ được Hội ASSORV Pháp hỗ trợ 900.000 đồng/tháng. Hội còn hỗ trợ chi phí học tập cho đến khi các em học hết trung cấp, cao đẳng, đại học, chi trả lương cho các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các nhà trẻ.

- Từ năm 2019-2021 Tổ chức South East Asian Orphan Foundation (Tổ chức SEAOF), triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ xây dựng mái ấm tình thương cho trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Dự án hỗ trợ trẻ em từ 3-14 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ, có hoàn cảnh khó khăn đang sinh hoạt tại cộng đồng. Mỗi năm, dự án chọn xây dựng 10 mái ấm, mỗi mái ấm trị giá 62 triệu đồng. Ngoài ra, còn hỗ trợ lương thực hàng tháng, sách giáo khoa, tập và đồng phục đầu năm học mới, hỗ trợ xe đạp cho học sinh có thành tích học tập khá, giỏi. Dự án xem xét hỗ trợ thêm cho các em có thành tích xuất sắc thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng… Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 2,1 tỉ đồng. Tính đến nay, dự án đã triển khai xây dựng được 17 mái ấm tình thương, cho 42 trẻ em mồ côi tại các địa phương.

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

分享到: