游客发表

【xem bong da trưc tiêp】Thương mại điện tử: Tiềm ẩn nhiều rủi ro buôn lậu, hàng giả, hàng nhái

发帖时间:2025-01-12 12:13:51

Xử lý hàng nghìn sai phạm trên thương mại điện tử

Dự báo giai đoạn từ năm 2022 - 2025,ươngmạiđiệntửTiềmẩnnhiềurủirobuônlậuhànggiảhàngnháxem bong da trưc tiêp TMĐT Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt xấp xỉ 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) Nguyễn Ngọc Dũng nhận định, đại dịch Covid-19 đã tác động làm rút ngắn từ một đến hai năm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT so với Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2021 doanh thu TMĐT bán lẻ của Việt Nam tăng 16%, đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương) thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những mặt tích cực, TMĐT đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt về tình trạng vi phạm pháp luật trên website, ứng dụng TMĐT như kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng cấm… không thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký website TMĐT, hoặc giả mạo logo đã đăng ký/thông báo với Bộ Công thương…

Nguồn: VECOM       									     Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: VECOM Đồ họa: Hồng Vân

Theo dự báo của Bộ Công thương, trong thời gian tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm tới 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Thực tế mỗi năm, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng nghìn thương hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ hoặc kém chất lượng và thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ ra khỏi sàn TMĐT.

Đơn cử, năm 2021, lực lượng quản lý thị trường và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã kiểm tra hơn 3.000 vụ lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng lậu, với số tiền xử phạt hơn 20 tỷ đồng. Cũng trong năm 2021, các đơn vị chức năng của Bộ Công thương đã yêu cầu các nền tảng TMĐT rà soát và gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19... có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng.

Cũng theo bà Minh Huyền, mặc dù đã quyết liệt ngăn chặn, nhưng thách thức hiện nay trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng TMĐT là thủ đoạn của các đối tượng vi phạm ngày càng phức tạp và tinh vi. Nhiều đối tượng không có kho hàng hay cửa hàng, phân tán hàng hóa nhiều nơi, khó xác định được kho hàng. Bên cạnh đó, các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng nên rất khó kiểm soát.

Cục TMĐT và Kinh tế số đã phối hợp và triển khai được rất nhiều vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên các sàn TMĐT và thấy được các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái có nhiều thủ đoạn rất tinh vi.

Khó khăn chống hàng lậu, hàng giả trên thương mại điện tử

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, TMĐT không chỉ ở một nơi, mà đa quốc gia, lãnh thổ, lĩnh vực. Vì vậy, việc đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, xâm phạm bản quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trên không gian mạng.

Đơn cử như vụ lực lượng chức năng thu giữ hàng hóa ở Thanh Hóa hồi tháng 4/2022, đối tượng sử dụng 2-3 địa điểm, nơi bán hàng riêng, nơi livestream riêng và kho lại ở một chỗ khác. Đối tượng sử dụng nhà riêng là nơi tập kết hàng, muốn khám nhà ở là nơi cất giấu theo luật phải có quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện…

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng nhiều đối tượng đã lợi dụng sự phát triển của kinh doanh trực tuyến, đặc biệt Google, Facebook để mua bán hàng cấm, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tạo sự bình đẳng trong hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, 80% doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đang thuộc về Facebook và Google. Doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới đang được tạo lợi thế một cách tự nhiên, bởi các cơ quan quản lý nhà nước chưa xử lý được sai phạm. Do đó, cơ quan nhà nước cần sửa đổi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP phù hợp với thực tế tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới.

Để hạn chế và ngăn chặn vi phạm TMĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện, lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP thi hành Luật Quảng cáo. Cụ thể, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo tuy đã có quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam, song chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt là vấn đề kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo trước khi phát hành và thực hiện nghĩa vụ về thuế khi cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam. Chế tài xử lý còn thiếu, chưa đủ sức răn đe, chưa khả thi trong thực tế.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 181/2013/NĐ-CP theo hướng bãi bỏ một số quy định không khả thi và không phù hợp với thực tế, bổ sung trách nhiệm cụ thể hơn của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hà Nội, đối với sai phạm trong quảng cáo trực tuyến, nhiều khi yêu cầu gỡ bỏ đối với Facebook, YouTube… khá gian nan, do trụ sở các đơn vị này đều ở nước ngoài. Vì vậy, cần bổ sung quy định các nền tảng xuyên biên giới phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để họ có trách nhiệm về nội dung quảng cáo và trách nhiệm đóng thuế.

    热门排行

    友情链接