【soi kèo newcastle vs brighton】Sửa đổi Nghị định 97/2007/NĐ

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 16:06:43 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:179次

sua doi nghi dinh 972007nd cp cac quy dinh can thong nhat

CBCC Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng XK. Ảnh:H.N

Góp ý về Nghị định 97/2007/NĐ-CP sửa đổi,ửađổiNghịđịnhNĐsoi kèo newcastle vs brighton Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang thuộc Tổng Công ty lương thực miền Nam cho rằng, việc sai sót trong quá trình khai báo hải quan là không thể tránh khỏi và việc xử phạt đối với hành vi này sẽ gây áp lực rất lớn cho DN, nhất là đối với DN phải thực hiện thủ tục hải quan rất nhiều trong năm. Do đó, DN đề xuất Ban soạn thảo cân nhắc sửa đổi quy định theo hướng hành vi này sẽ bị phạt nếu khai không đúng trên tờ khai hải quan hoặc các chứng từ khác sau 3 lần chỉnh sửa.

Thống nhất hành vi

Theo VCCI, một số quy định tại dự thảo Nghị định chưa đảm bảo tính thống nhất. Cụ thể, Điều 4 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Đối với hành vi vi phạm khác ngoài các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong lĩnh vực hải quan, vi phạm hành chính liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là 2 năm. Theo VCCI, quy định này là chưa phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính (tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6, thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực hải quan là 1 năm).

Đối với hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do sự kiện bất ngờ, bất khả kháng thì phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện đó phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục. Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định này vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định và đã được quy định tại Luật Hải quan và các Nghị định hướng dẫn khác.

Về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và Giấy phép hành nghề, VCCI lý giải, tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp, DN chỉ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp và không có trường hợp nào phù hợp với Khoản 1, Điều 62 của dự thảo Nghị định. Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đến quy định này để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản trong cùng hệ thống pháp luật.

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của DN theo quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Khoản 1, Điều 6, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định này theo hướng, lấy mốc thời gian là từ khi cơ quan Hải quan nhận được thông báo từ DN thay vì thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận.

Về hành vi trốn thuế, gian lận thuế tại Điều 13, VCCI cho rằng, trốn thuế, gian lận thuế là những hành vi hết sức nguy hiểm và cần phải bị xử lý nghiêm khắc. Việc dự thảo Nghị định không quy định mức tối thiểu của tiền phạt đối với hành vi này mà chỉ quy định mức phạt tiền 1 lần số trốn thuế, gian lận có thể không đủ sức răn đe đối với những đối tượng có hành vi trốn thuế nhưng giá trị trốn thuế, gian lận thuế không lớn. Để đảm bảo tính nghiêm khắc, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi này và có thể nâng mức xử phạt lên khoảng 2 lần số trốn thuế, gian lận.

Tại Điểm m, Khoản 1, Điều 13 thì yếu tố lỗi “cố ý” được xem xét để xử phạt. Điều này là không tương ứng với các hành vi khác cùng trong khung xử phạt của Khoản 1, bởi vì các hành vi khác tại khoản này yếu tố lỗi không được xem xét đến trong khi tính chất nguy hiểm của hành vi là tương đương với hành vi quy định tại Điểm m. VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ cụm từ “cố ý” trong quy định về hành vi tại Điểm m để đảm bảo tính phù hợp với các hành vi khác trong cùng khung.

Mức phạt phải hợp lý

Theo VCCI, quy định tại Khoản 1, Điều 5 dự thảo Nghị định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức là chưa rõ ràng bởi rất khó để xác minh mức phạt cụ thể cho đối tượng vi phạm. Ví dụ: “phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp không thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan” (Điểm b, Khoản 1, Điều 17). VCCI đưa ra câu hỏi, cá nhân, tổ chức vi phạm thì mức phạt là bao nhiêu? Hay quy định này được hiểu là mức phạt tiền dành cho tổ chức và cá nhân là như nhau? Nếu như vậy thì quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc “mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt đối với tổ chức” quy định tại Khoản 1, Điều 5 và Khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 24 quy định đối với hành vi vi phạm về thuế, theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ không bị giới hạn về mức phạt tiền tối đa, còn đối với Hải quan thì mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng. Theo VCCI thì quy định này là chưa rõ ràng và có thể gây ra tình trạng cơ quan quản lý nhà nước có thể xử phạt vượt quá mức tối đa mà Luật cho phép. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa về hải quan.

Dự thảo Nghị định quy định “phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2, Điều 11”. Theo VCCI thì khoảng cách từ 40 triệu đến 80 triệu đồng là có sự chênh lệch khá lớn và có thể trao quá nhiều quyền cho cán bộ hải quan trong việc xác định mức xử phạt và tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các đối tượng trong khi cùng bị xử phạt trong cùng hành vi. Do vậy, VCCI đề nghị thu hẹp khoảng cách giữa mức sàn và mức trần trong khung xử phạt này. Hay quy định tại Khoản 1, Điều 7 về phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi khai, nộp hồ sơ hải quan, nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp không đúng thời hạn quy định hoặc không báo cáo cho cơ quan Hải quan đúng thời hạn quy định về hàng hóa trước khi hàng hóa đến cửa khẩu. Việc quy định chung một khung xử phạt cho hành vi vi phạm về nghĩa vụ nộp hồ sơ hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà không phân hóa theo thời gian chậm thực hiện là chưa hợp lý. Dẫn đến không công bằng nếu đối tượng chậm nộp 1 ngày lại có thể bị phạt cùng mức với đối tượng chậm nộp tới 30 ngày hoặc lâu hơn. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định này theo hướng phân hóa mức xử phạt theo thời gian chậm nộp.

Đảo Lê

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接