当前位置:首页 > La liga

【kết quả arema】Nguy cơ ASEAN “tuột tay” cơ hội sớm phục hồi du lịch và hàng không

TPHCM: Doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ không trả được nợ,ơASEANtuộttaycơhộisớmphụchồidulịchvàhàngkhôkết quả arema lãi vay
Ngành Du lịch tìm cách hồi phục sau dịch
Doanh nghiệp du lịch tìm hướng phục hồi bằng sản phẩm chất lượng cao
Nguy cơ ASEAN “tuột tay” cơ hội sớm phục hồi du lịch và hàng không
Ảnh minh họa.

Đông Nam Á đang đối mặt với sự phục hồi chậm hơn so với các khu vực khác của thế giới. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế, khiến khu vực này khó thu hút du khách quốc tế hơn trong vài năm tới. Tuy nhiên, vẫn có "ánh sáng ở cuối đường hầm" khi việc triển khai tiêm phòng vắc xin bắt đầu được đẩy nhanh trên toàn khu vực.

Thị trường du lịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện phục hồi chậm hơn so với các khu vực khác. Du lịch nội địa trong quý 4/2020 của ASEAN đạt khoảng 50% so với mức trước dịch bệnh nhưng đã giảm trong quý 1/2021 và giảm hơn nữa trong quý 2/2021 khi các làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới dẫn đến các biện pháp hạn chế đi lại. Hiện mức di chuyển nội bộ của các nước ASEAN chỉ bằng khoảng 30% mức trước dịch bệnh, trong khi trên toàn cầu, con số này giờ đây đạt 75% mức trước dịch bệnh. Dù có thể cải thiện trong quý 3 năm nay, song chỉ số này vẫn sẽ tiếp tục tụt hậu so với mức trung bình toàn cầu khi các khu vực khác dần mở cửa trở lại.

Tháng 3/2021, ASEAN tuyên bố Hiệp hội đang cân nhắc về hộ chiếu vắc xin số chung, nhưng sáng kiến này đến nay chưa đạt tiến bộ do thiếu lòng tin vào tính khả thi cũng như chưa có bất kỳ nước thành viên nào đi tiên phong. Trong khi đó, các hãng hàng không ở ASEAN đã đàm phán với Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và hơn chục nhà cung cấp khác về các giấy thông hành được đề xuất, song không đạt tiến triển do thiếu người mua và sự đồng thuận.

Việc tiếp tục thiếu sự đồng thuận về các tiêu chuẩn đi lại hàng không mới vẫn là một trở ngại. Một số nước ASEAN vẫn chưa thực hiện những hướng dẫn đi lại hàng không mới theo khuyến nghị của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Các nước ASEAN và trong một số trường hợp là các chính quyền địa phương tại các quốc gia đã thực hiện các quy định riêng, dẫn đến một loạt quy định phức tạp khó có thể tuân thủ, khiến hành khách bối rối và dẫn đến thời gian làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay kéo dài bất thường. Bên cạnh đó, một số nước chỉ công nhận vắc xin đang được sử dụng ở chính đất nước mình, chứ không phải tất cả các loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia nhận định dù giờ chưa phải lúc để "mở toang cánh cửa biên giới", song đây là thời điểm để các nước trong khu vực đưa ra thỏa thuận mới về di chuyển và một khuôn khổ để tạo điều kiện cho việc nối lại đi lại quốc tế. Các nước thành viên ASEAN cần làm việc cùng nhau, lý tưởng là dựa trên cơ sở đa phương thay vì song phương. Việc giảm thời gian cách ly đối với tất cả những người đã được tiêm vắc xin ở ASEAN sẽ là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh, sau đó có thể là miễn cách ly cho những người đã được tiêm vắc xin. Các nước ASEAN cũng cần khẩn trương xem xét kế hoạch công nhận vắc xin lẫn nhau, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối lại đi lại quốc tế.

Nếu không bắt đầu đưa ra những biện pháp cần thiết để hỗ trợ việc nối lại đi lại quốc tế, ASEAN có nguy cơ đối mặt với những tác động kinh tế lâu dài khi các khu vực khác bắt đầu dần mở cửa trở lại cho những người đã được tiêm vắc xin.

分享到: