Trước đó,ổnhiệmvàxếphạnggiáoviênthếnàosauthôngtưsửađổty so bong đá nếu theo quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 01, 02, 03, 04, giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng và tương ứng với cấp học đang giảng dạy.
Ở dự thảo Thông tư sửa đổi đã bỏ quy định này. Như vậy, sẽ chỉ còn 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung đối với các hạng giáo viên.
Dự thảo Thông tư mới cũng bỏ quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông ở từng hạng chức danh nghề nghiệp. Thay vào đó, bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Đặc biệt, không còn nội dung yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ.
Sau hơn hơn 1 năm kể từ khi giáo viên có ý kiến, Bộ GD-ĐT nhận thấy rằng: ".. với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết".
Đảm bảo quyền lợi cho giáo viên
Trước những điều chỉnh dự kiến về bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên băn khoăn rằng trong trường hợp bị tụt từ hạng I xuống hạng II vì thiếu bằng thạc sĩ hoặc các trường hợp khác bị tụt hạng theo những quy định của chùm thông tư cũ, thì khi thông tư mới được thông qua, liệu họ có được phục hồi hạng cũ?
Về điều này, trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) cho hay, theo dự kiến quy định tại khoản 7 Điều 5 dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT, các trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông đã thực hiện việc bổ nhiệm từ các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV sang chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT khi thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương theo các quy định sửa đổi, bổ sung không thực hiện việc truy thu tiền lương chênh lệch đã chi trả. Như vậy, giáo viên sẽ được bổ nhiệm lại vào hạng tương ứng nếu đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề theo yêu cầu của hạng và vẫn được bảo đảm các chế độ, chính sách theo quy định.
“Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý của giáo viên, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư để bảo đảm công tác bổ nhiệm, xếp lương được triển khai thuận lợi, đúng quy định, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ”, ông Đức nói.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong quá trình thực hiện rà soát, sửa đổi các Thông tư 01, 02, 03, 04, Bộ cũng đã tổ chức lấy ý kiến của hơn 466.000 giáo viên mầm non, phổ thông về một số nội dung định hướng sửa đổi, bổ sung và thu được hơn 280.000 phiếu có thông tin phục vụ cho việc xử lý, phân tích.
Theo Bộ GD-ĐT, mục tiêu quan trọng nhất của việc ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01, 02, 03, 04 là góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tháo gỡ được những vướng mắc nảy sinh trong việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương tại địa phương trong thời gian qua, giúp ổn định công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ và để đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tập trung triển khai chương trình giáo dục đạt hiệu quả.
Ý kiến đóng góp của giáo viên là căn cứ quan trọng để xác định phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp, bảo đảm quyền lợi của đội ngũ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan.
Để làm được điều này, Bộ GD-ĐT rất cần các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân có liên quan cho từng nội dung cụ thể của dự thảo các Thông tư sửa đổi.
Hiện, dự thảo Thông tư này đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ GD-ĐT và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến rộng rãi dư luận.
Thanh Hùng