您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【chease vs】Gỡ tắc hàng trung chuyển quốc tế

Ngoại Hạng Anh614人已围观

简介Cụm cảng TP. Hồ Chí Minh thường xuyên quá tải trong khi cụm cảng Cái Mép-Thị Vải dư thừa công suất. ...

go tac hang trung chuyen quoc te

Cụm cảng TP. Hồ Chí Minh thường xuyên quá tải trong khi cụm cảng Cái Mép-Thị Vải dư thừa công suất. Ảnh. Thu Hòa.

Thực tế hiện nay,ỡtắchàngtrungchuyểnquốctếchease vs các DN kinh doanh cảng đang gặp khó khăn khi thực hiện Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển quốc tế không được phép vận chuyển qua lại giữa các cảng biển quốc tế trong lãnh thổ Việt Nam để XK, trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chỉnh phủ.

Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, quy định này đang tác động trực tiếp đến việc kinh doanh của các hãng tàu, gây khó khăn cho DN cảng và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các cảng biển quốc tế của Việt Nam trong việc thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế.

Hiện nay, tại bến cảng Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) dư thừa công suất (chỉ còn 4/7 DN cảng hoạt động, khai thác tàu container) trong khi các cảng biển quốc tế khu vực TP. Hồ Chí Minh lại đứng trước nguy cơ thường xuyên quá tải. Chính vì vậy, nhu cầu điều chuyển tàu qua lại giữa các cảng biển quốc tế trong cùng cụm cảng TP. Hồ Chí Minh hoặc ra các cảng Cái Mép để giảm tải trong những thời điểm nhất định là rất cần thiết và cấp bách.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính việc cho phép vận chuyển hàng trung chuyển quốc tế giữa các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh và các bến cảng Cái Mép-Thị Vải sẽ tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh, nhằm tận dụng triệt để, hiệu quả công suất của các cảng có công suất nhỏ. Giải pháp liên doanh, liên kết này sẽ tiết kiệm nguồn lực do tận dụng các mối liên kết và chia sẻ các hạ tầng sẵn có, giảm việc đầu tư dàn trải và do đó tăng hiệu quả kinh tế, giảm tải áp lực lên các cảng TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu thực tế kinh doanh của các hãng tàu, giúp DN kinh doanh cảng của Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển thị trường dịch vụ trung chuyển; tăng lượng hàng hóa trung chuyển thông qua các cảng biển có khu vực trung chuyển, tạo thêm việc làm trong các dịch vụ trung chuyển, tăng thu nhập cho người lao động.

Từ thực tế trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép hàng hóa trung chuyển đã vào khu vực trung chuyển quốc tế được vận chuyển giữa các cảng biển quốc tế khu vực TP. Hồ Chí Minh và các bến cảng Cái Mép-Thị Vải, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và có đủ các lực lượng chức năng phối hợp thực hiện đối với hàng hóa trung chuyển quốc tế.

Đồng thời, giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng các quy định thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển đã vào khu vực trung chuyển quốc tế được vận chuyển giữa các cảng biển quốc tế khu vực TP. Hồ Chí Minh và các bến cảng Cái Mép-Thị Vải, đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống gian lận và buôn lậu; hướng dẫn và tạo thuận lợi cho DN kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay cả nước có trên 20 cảng biển có thể tiếp nhận, xếp dỡ tàu container quốc tế. Tuy nhiên, các tàu container quốc tế tập trung tại 3 cụm cảng lớn là cụm cảng TP. Hồ Chí Minh, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải và cụm cảng Hải Phòng.

Tags:

相关文章