Tốt xấu đan xen
Hiện nhu cầu NPK chất lượng cao trong nước mỗi năm cần tới khoảng 4 triệu tấn sản phẩm,ệpphânbónkỳvọngtăngtrưởngnhờcácdựásilkeborg vs trong đó, có tới 500.000 tấn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, các dự án NPK chất lượng cao đang được các DN triển khai được kỳ vọng sẽ giúp thay thế phần lớn các sản phẩm NPK nhập khẩu và hàng kém chất lượng trong nước. |
Tuy nhiên, theo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt giá các nguyên liệu đầu vào tăng trở lại có thể làm giảm biên lợi nhuận gộp của các DN. Cụ thể, giá khí tự nhiên (neo theo giá dầu) và giá các loại phân đơn (ure, kali) đã tăng giá trở lại làm suy giảm ít nhiều biên lợi nhuận gộp của các DN đầu ngành như Đạm Phú Mỹ (DPM) và Phân bón Bình Điền (BFC). Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2015, các mặt hàng phân bón đã thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thay vì chịu thuế suất thuế GTGT 5% như trước. Việc miễn thuế này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón vì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các chi phí như điện, than, phụ gia, vỏ bao, chi phí quản lý, bán hàng… Điển hình như Công ty CP Phân bón Miền Nam (SFG) việc không được khấu trừ thuế đã làm giá vốn hàng bán tăng thêm khoảng 40-50 tỷ đồng so với mức lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng năm 2016. Trong quý IV/2016, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và Bộ Công Thương đã có đề xuất lên Chính phủ xin sửa đổi mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT thành mức thuế suất 0% hoặc 5%. Đề xuất này nếu được thông qua sẽ giúp gánh nặng về thuế lên giá thành của các doanh nghiệp giảm bớt. Theo tính toán của Công ty chứng khoán MB (MBS), lợi nhuận trước thuế của SFG sẽ tăng khoảng 36-40% so với hiện tại nếu mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế 0%.
Ngoài ra, theo đánh giá của Công ty chứng khoán BSC, tỷ giá USD/VND tăng sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm phân bón trong nước. Cụ thể, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ khiến đồng USD tăng mạnh và tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tăng lên trong năm 2017. Điều này giúp giá bán của các sản phẩm phân bón trong nước có thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.
Kỳ vọng vào sản phẩm NPK chất lượng cao
Trong các năm gần đây, nhờ tính tiện lợi của sản phẩm, phân NPK được ưa chuộng rộng rãi trong việc chăm bón cho cây trồng. Ngoài ra, việc giá các nguyên liệu đầu vào như Ure, DAP, SA và Kali giảm mạnh trong khi giá NPK biến động ít hơn giúp các DN sản xuất NPK trong ngành ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Nắm bắt hai xu hướng trên, nhiều DN trong ngành đã triển khai nhiều dự án NPK hàm lượng cao. Việc triển khai các dự án này kỳ vọng sẽ tạo nền tảng tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp trong ngành.
Mới đây, Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình “Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất NPK số 4 công suất 150.000 tấn/năm”. Theo ông Phạm Quang Tuyến, Tổng giám đốc LAS, dây chuyền sản xuất NPK số 4 bao gồm hai loại sản phẩm NPK hàm lượng trung bình và NPK hàm lượng cao. Các thiết bị trong dây chuyền được sử dụng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại. Dự án có tổng giá trị đầu tư trên 258 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành thi công xây lắp công trình để chạy thử dây chuyền vào tháng 9/2017. Trong năm 2017, SFG cũng sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất NPK tại Long Thành với công suất 60.000 tấn/năm, so với mức 350.000 tấn NPK hiện tại. Dự kiến chi phí đầu tư cho dây chuyền này là khoảng 70 tỷ đồng. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán MB, việc mở rộng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của SFG tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới.
Với DPM, mặc dù là DN đầu ngành phân đạm, nhưng triển vọng dài hạn của công ty lại phụ thuộc đáng kể vào hiệu quả hoạt động của nhà máy NPK chất lượng cao, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2018. Với công suất dự kiến là 250.000 tấn, tổng vốn đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng. Dự án này của DPM là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha). Công nghệ này giúp bảo đảm sản phẩm có chất lượng cao và có thể tránh bị làm giả, ưu việt hơn hẳn so với phương pháp phối trộn truyền thống đang được các nhà máy trong nước sản xuất. MBS đánh giá dự án NPK mới này là một nhân tố đặc biệt quan trọng giúp DPM sẽ bứt phá mạnh về doanh thu lẫn lợi nhuận. Theo tính toán, khi tổ hợp dự án này đi vào hoạt động, doanh thu của DPM sẽ tăng thêm khoảng 45% so với hiện tại, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm và cùng với đó là sẽ kéo theo lợi nhuận ròng tăng thêm khoảng 400-450 tỷ đồng mỗi năm.
Trong khi đó, BFC là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường phân bón NPK Việt Nam với năng lực sản xuất vượt trội, đạt 925.000 tấn/năm, chiếm lĩnh 28% thị trường miền Nam, 10% tại miền Bắc và 10% tại miền Trung. Công ty đã xây dựng thành công thương hiệu và chất lượng ở thị trường phía Nam và có mức giá bán cao hơn đáng kể so với mặt bằng giá phân NPK của thị trường. Kết quả kinh doanh 2017 được kỳ vọng cải thiện với định hướng gia tăng tỷ trọng tiêu thụ NPK có chất lượng cao. Theo đó, BSC ước tính doanh thu và lợi nhuận trong năm 2017 của BFC lần lượt đạt 6.153 tỷ đồng và 268 tỷ đồng.