【bong da truc tuyen xoilac 2】Dọn đường cho cây “tỷ đô” thu tiền tỷ

Cây mắc ca được trồng ở 23 tỉnh,ọnđườngchocâytỷđôthutiềntỷbong da truc tuyen xoilac 2 xuất khẩu tới 4 thị trường
1140 11 1436 myc ca
Ở Việt Nam, hiện diện tích mắc ca đã trồng khoảng 16.554 ha, trong đó một số diện tích trồng đã cho thu quả. Ảnh: ST

Giàu lên nhờ mắc ca

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến nay mắc ca đã được gây trồng tại 23 tỉnh trên toàn quốc. Bên cạnh tiêu thụ nội địa, sản phẩm mắc ca còn được XK chủ yếu sang các môt số thị trường trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, diện tích mắc ca đã trồng khoảng 16.554 ha, trong đó một số diện tích trồng đã cho thu quả. Dự báo từ năm 2020 trở đi, khi sản lượng quả tăng lên do diện tích cho quả tăng, nhu cầu hạt sản xuất các sản phẩm mắc ca tham gia vào thị trường thế giới, giá sản phẩm mắc ca ở trong nước sẽ vận hành theo giá thị trường thế giới. Khi đó, dự báo giá bán hạt khô thương mại (giá sau khi đã sơ chế, đạt độ ẩm theo quy định là 2-3%) biến động từ 60.000-80.000 đồng/kg. Người trồng mắc ca có hiệu quả cao hơn so với trồng cà phê, chè, cao su,...

Đắk Lắk hiện nay là một trong những tỉnh điển hình trồng mắc ca với khoảng 1.300 ha (1.100 ha trồng xen và 200 ha trồng thuần). Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho biết, theo số liệu nghiên cứu tại huyện Krông Năng, năng suất trồng xen có mật độ 5 tấn/ha và trồng thuần cho trên 8 tấn/ha. Hạt mắc ca tại địa phương cho chất lượng tốt và giá thành khoảng 70.000 đồng/kg mắc ca tươi, đã giúp nhiều gia đình dần xoá đói, giảm nghèo.

Ở địa phương khác như Lai Châu, mắc ca còn được đánh giá là cây trồng giúp nhiều gia đình “đổi đời”. Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu chia sẻ, Lai Châu là địa phương khó khăn khi phát triển nông nghiệp bởi địa hình hiểm trở khó phát triển sản xuất quy mô lớn. Cùng với đó trình độ sản xuất của người nông dân rất hạn chế nên việc phát triển kinh tế từ nông nghiệp luôn là bài toán khiến lãnh đạo tỉnh rất “đau đầu”. Tỉnh xác định mắc ca là cây phù hợp với thổ nhưỡng và phù hợp trình độ canh tác. Không những thế, đây là cây trồng sẽ mang lại độ che phủ rừng lớn.

“Chúng tôi đã có nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở giống và các cá nhân tham gia trồng mắc ca. Cụ thể, nông dân được hỗ trợ 100% giống, các hộ trồng xen được hỗ trợ 6 triệu đồng/ha và các hộ trồng chuyên canh được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Vụ mắc ca vừa qua, mắc ca tươi có giá 70.000 đồng/kg. Tại các hộ có diện tích xen canh có sự so sánh rõ ràng nhất về giá trị kinh tế, trong khi các diện tích chè cho khoảng 50 triệu đồng/ha thì mắc ca mang lại giá trị hơn 100 triệu đồng/ha”, ông Dũng nói.

Bên cạnh Lai Châu, Đắk Lắk, Lâm Đồng cũng là tỉnh nông dân đã hái “trái ngọt” từ mắc ca. Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tuy mắc ca mới được phát triển tại địa phương nhưng tiềm năng lớn nên đã có 28 cơ sở thu mua, chế biến và 3 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Sản phẩm chủ yếu là quả mắc ca sấy nứt và nhân hạt mắc ca sấy khô đóng gói theo quy cách để cung cấp cho các thị trường như siêu thị, sân bay, cửa hàng tiện lợi… và XK sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Australia…

Cây trồng “đi sau về trước”

Về triển vọng phát triển sản phẩm mắc ca trong tương lai, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nêu rõ, cả sản lượng cung và cầu thế giới đều tăng nhanh với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm. Đến các thời điểm năm 2025 và 2030, chênh lệch cung/cầu (cung thiếu so với cầu) là tương ứng 33.600 và 74.000 tấn nhân/năm. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca, có thể tham gia vào thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021-2030 và các năm sau đó.

Bộ NN&PTNT xác định thời gian tới sẽ phát triển bền vững cây mắc ca vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng có điều kiện khí hậu, đất đai tương tự đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng cây mắc ca thông qua nghiên cứu, chọn tạo giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hình thành vùng cây trồng tập trung đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm.

Một trong những giải pháp chính được vạch ra để phát triển mắc ca là xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế, chế biến với quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sơ chế, chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm sản phẩm mắc ca chất lượng cao như: Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm,… phục vụ tiêu dùng trong nước và XK. “Bên cạnh đó, nghiên cứu, dự báo kịp thời các thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca trong nước và quốc tế để định hướng phát triển; xây dựng thương hiệu sản phẩm mắc ca của Việt Nam cũng là giải pháp quan trọng được tính đến”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.

Về tổ chức liên kết sản xuất, lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích DN liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca; khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo chất lượng, cơ sở chế biến tinh, đa dạng sản phẩm.

Xung quanh câu chuyện phát triển cây mắc ca, phát biểu tại Hội nghị về kết quả phát triển mắc ca tại Việt Nam thời gian và và định hướng thời gian tới tại Đắk Lắk ngày 29/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mắc ca là cây trồng “đi sau về trước”, không thể để người nông dân phải “đơn thương độc mã” trong phát triển cây trồng này.

“Để phát triển xứng tầm cần có quy hoạch tiểu vùng cho cây mắc ca cùng với chế biến và thúc đẩy chế biến sâu. Ngành ngân hàng cần hỗ trợ cho sản phẩm này bằng cách đề xuất chính sách tín dụng chuyên biệt cho mắc ca. Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương và hiệp hội sẽ xây dựng chiến lược phát triển mắc ca tại Việt Nam và trình Thủ tướng xem xét ra Nghị định về phát triển mắc ca trong thời gian tới”, Thủ tướng yêu cầu.

World Cup
上一篇:168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
下一篇:ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc