【kq swansea】Sau tai nạn ở cao tốc Cam Lộ
Khoảng 19h40 ngày 10/3,ạnởcaotốcCamLộkq swansea xe khách mang BKS 51B- 261.XX chạy hướng Bắc – Nam đâm vào xe tải biển số 75C - 016.XX đang dừng bên đường ở Km 58 cao tốc Cam Lộ - La Sơn (đoạn qua xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 9 người trên xe khách bị thương.
Báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn do tài xế xe khách không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông. Trong khi đó, người điều khiển xe tải đỗ xe chiếm một phần đường nhưng không đặt báo hiệu nguy hiểm, gây tai nạn giao thông.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện bị hỏng giữa đường mà tài xế không đặt vật cảnh báo hoặc đặt vật cảnh báo sơ sài.
Trước đó, rạng sáng ngày 31/10/2023, khách loại 16 chỗ mang BKS 14B-036.XX đang lưu thông trên quốc lộ 1A thì va chạm với ô tô đầu kéo mang BKS 98C-016.XX kéo theo rơ moóc biển số 98R-013.XX đang đỗ cùng chiều phía trước.
Sau đó, xe khách tiếp tục va chạm với ô tô đầu kéo mang biển số 77H-041.XX kéo theo rơ moóc biển số 77R-046.XX.
Vụ tai nạn làm 5 người chết, 11 người bị thương do xe đầu kéo 98C-016.XX bị hỏng, đỗ xe ở đường nhưng tài xế chỉ sử dụng cành cây làm vật cảnh báo (vật cảnh báo cách đuôi xe 16m). Tuy nhiên, đoạn đường không có đèn, đang vào cua nên tài xế xe khách khó quan sát.
Có nên bắt buộc ô tô trang bị vật cảnh báo?
Liên quan đến vụ tai nạn tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn, độc giả Huỳnh Phát cho rằng, điều khiển ô tô trên cao tốc chỉ có hai làn xe thì rất nguy hiểm nếu có một xe bị hỏng, đỗ ở ven đường mà thiếu vật cảnh báo. Các tài xế khác khó xử lý, dẫn đến va chạm.
Còn một độc giả khác chia sẻ, tại Pháp bắt buộc trang bị trên ô tô thiết bị cảnh báo. Thiết bị cảnh báo có một khung bằng nhựa cứng và có thể xếp gọn, khi mở ra là khối hình tam giác cao khoảng 50cm, được sơn phản quang trên đỉnh có đèn led nhấp nháy.
"Nếu ô tô hỏng đột ngột, tài xế phải đặt khung tam giác này cách sau xe ít nhất là 50m. Tôi cho rằng chúng ta cần nghiên cứu để bắt buộc trang bị vật cảnh báo trên ô tô", vị độc giả đóng góp ý kiến.
Cũng liên quan đến các biện pháp an toàn khi ô tô gặp sự cố giữa đường, Trung tá Phạm Văn Chiến- Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, về nguyên tắc an toàn, nếu xe đang đi trên đường gặp sự cố, tài xế cần bật đèn khẩn cấp. Sau đó, tài xế ra khỏi xe để tìm vị trí đặt biển báo hoặc thiết bị cảnh báo, vật cảnh báo.
Lưu ý, thiết bị cảnh báo cần phải có đèn hoặc phản quang để dùng khi trời tối hay các vật cảnh báo có sẵn như lốp xe hỏng, cành cây, bình nước... cần phải đủ to để người điều khiển phương tiện nhận biết được.
"Khoảng cách đặt vật cảnh báo an toàn là khoảng 50m- 100m ở phía trước và phía sau ô tô gặp sự cố để các tài xế khác kịp thời xử lý, tránh va chạm. Điều này rất quan trọng khi xe chạy trên đường cao tốc, vào ban đêm, đường khuất tầm nhìn", Vị đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 nói.
Cũng theo Trung tá Phạm Văn Chiến, trong trường hợp chỉ có một mình, tài xế nên ra tín hiệu để các xe khác dừng lại trợ giúp việc cảnh báo để đảm bảo an toàn. Hoặc có phụ lái xe thì đứng vào nơi an toàn để ra tín hiệu thông báo cho các xe khác biết.
Sau khi đã thực hiện các biện pháp cảnh báo an toàn, tài xế gọi điện thoại vào số đường dây nóng của đơn vị vận hành đường cao tốc hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ cẩu, kéo phương tiện vào nơi an toàn.
"Tuyệt đối, không cố tự sửa chữa ô tô bị hỏng giữa đường bằng mọi cách. Thời gian để xe sự cố trên lòng đường càng lâu thì rủi ro càng lớn, đặc biệt là trong các trường hợp đêm tối, tầm nhìn giảm", Trung tá Phạm Văn Chiến khuyến cáo.