4 nhà thì nhà nào chính,ênkếtnhàcónguycơthấtbạitráchnhiệmBộtrưởngởđâtrận đấu giải vô địch quốc gia romania là nhạc trưởng ? Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt câu hỏi: Chủ trương liên kết 4 nhà là hướng đi đúng, tuy nhiên việc triển khai rất chậm, có ý kiến cho rằng chủ trương này đã thất bại? Trong 4 nhà, nhà nào là trụ cột, nhà nào là "nhạc trưởng"? Giải pháp đột phá của Bộ trưởng thời gian tới là gì? Cùng mối quan tâm đến liên kết 4 nhà, nhưng câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lại đặt trực tiếp vào trách nhiệm của Bộ trưởng ở đâu trong liên kết đó khiến nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, nông dân chạy theo lợi nhuận, cung vượt cầu, lúc chặt cao su trồng điều, lúc chặt điều trồng ca phê... Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, chủ trương liên kết 4 nhà được đưa ra 10 năm nay, khuyến khích phát triển liên kết sản xuất là một trong các giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra ổn định hơn. Tới nay, mô hình này đang được áp dụng phổ biến trong một số lĩnh vực như chăn nuôi bò sữa, trồng và chế biến mía. Mô hình cánh đồng lớn được áp dụng ở 43 tỉnh thành trên diện tích khoảng 400.000 ha. Tuy vậy, các mô hình liên kết còn ít so với nông nghiệp nói chung. Nguyên nhân chính là do tâm lý làm ăn tự phát còn phổ biến; thiếu sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp; số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu và năng lực để liên kết còn ít; một số chính sách chưa phù hợp, chậm đi vào cuộc sống. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để rút kinh nghiệm, triển khai ra diện rộng. Với câu hỏi trong 4 nhà, nhà nào là trụ cột, nhà nào là nhạc trưởng? Bộ Trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh đó là DN. Liên kết 4 nhà chưa thành công một phần vì DN trong nông nghiệp còn ít, DN có năng lực để liên kết và thực hiện liên kết không nhiều, nhiều địa phương làm chưa tốt. Cho rằng câu trả lời của Bộ trưởng chưa được thỏa mãn, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết chất vấn thêm: “Như tôi hỏi 4 nhà thì nhà nào chính, là nhạc trưởng, Bộ trưởng nói nhà DN. Quan điểm của tôi nói nhà DN hết sức quan trọng nhưng có phải là nhạc trưởng để làm chuyển biến tình hình hay không thì rõ ràng là một vấn đề để suy nghĩ. Nếu như Nhà nước không có cơ chế chính sách hỗ trợ DN và người dân tổ chức lại sản xuất, đưa nhà khoa học về nông thôn để giúp nông dân tăng năng suất, đảm bảo chất lượng thì không thể được. Nếu DN là nhạc trưởng thì không ổn". “Với những điều chưa thỏa mãn, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục chất vấn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm rõ hơn”, đại biểu Tuyết nhấn mạnh. Nỗi lo lớn nhất là tiêu thụ nông sản Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) về nỗi lo lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Là người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nỗi lo lớn nhất của tôi là vấn đề tiêu thụ nông sản cho bà con và cái khó lớn nhất là chế biến nông sản. Nhiều năm qua, Bộ và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhưng hiệu quả chưa như kỳ vọng”. "Vậy để ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng phải làm gì?", đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt câu hỏi? Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, kinh nghiệm thích ứng thị trường, cách tốt nhất là lựa chọn và phát huy lợi thế của nước ta, hỗ trợ bà con nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn để hàng hóa có sức cạnh tranh cao hơn và bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân. "Bộ đang nỗ lực giúp đỡ các cơ quan nghiên cứu khoa học hỗ trợ bà con nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào bảo quản, chế biến ra những sản phẩm nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường. Kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm", Bộ trưởng nói. Về vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tình hình không “tối” đến mức như phản ánh của đại biểu, nhất là đối với sản xuất lúa gạo hay trái cây. “Trước khi vào Quốc hội sáng nay, tôi gọi cho đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, đồng chí cho biết, lúa, trái cây tại Cần Thơ năm nay được mùa, được giá. Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, năm nay, nhiều loại trái cây được mùa, được giá. Mặt hàng lúa được mùa nhưng giá thấp vì giá thế giới liên tục giảm. Mặt hàng hồ tiêu được mùa, được giá. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, cứ 10 mặt hàng nông nghiệp thì có 5 mặt hàng được mùa, giảm giá, có 5 mặt hàng được mùa, được giá”, Bộ trưởng nhấn mạnh./. Hồng Chi |