Hình ảnh sợi dây thừng dài hàng chục mét đã không còn xa lạ với bà con người Jrai tại thôn Plei Chrung (xã Ia Piar,ềlàmdâythừngbằngvỏcâybaotảibỏđicủangườlịch bóng đá hạng 2 tây ban nha huyện Phú Thiện, Gia Lai). Nơi đây, đa số bà con đều dùng dây để cột bò, trâu, cột nóc nhà... Nhờ vậy, nghề làm dây thừng luôn được lưu truyền nhiều đời và đưa lại thu nhập thêm cho bà con vào mùa giáp hạt.
Vào những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có ghé thăm nhà ông Ksor Chăng (68 tuổi, thôn Plei Chrung, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai), người đã gắn bó với nghề đan dây thừng hàng chục năm nay.
Theo ông Chăng chia sẻ: "Tôi không nhớ chính xác nhưng ở đây nghề này cũng tồn tại hơn 100 năm rồi. Trước đây, gia đình tôi thường vào chọn những cây rừng dai rồi tách vỏ để đan thành dây thừng. Trải qua hàng chục năm, tôi đã tận dụng những bao tải đựng lúa mà người dân bỏ đi để làm dây thừng".
Trước đây, nghề đan dây thừng được làm từ nguyên liệu là vỏ của cây bụp dấm. Tuy nhiên, dây được làm từ vỏ cây này không chắc chắn nên nhiều người đã tận dụng bao đựng lúa để làm dây.
Ông Chăng bộc bạch: "Nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên một sợi dây chính là chiếc bao lúa. Người làm phải kiên nhẫn ngồi tách từng sợi dây bì nhỏ rồi đan chúng lại với nhau để tạo thành dây thừng. Toàn bộ đều làm thủ công nên tốn rất nhiều thời gian".
Cách 2 ngôi nhà trong thôn Plei Chrung, chúng tôi đến nhà ông Ksor Blieng (80 tuổi) khi ông đang cặm cụi tước từng sợi dây bao lúa trước cửa nhà.
Ông Ksor Bliêng cho biết, nghề này chỉ có người đàn ông, con trai mới làm được. Tại vì công đoạn làm cần nhiều sức để kéo dây và ngồi hàng chục giờ mới hoàn thành một sợi chất lượng.
"Công đoạn để làm một sợi dây cũng lắm công phu. Đầu tiên tước sợi dây bao lúa thành từng chùm. Sau đó, người làm sẽ đặt một khúc gỗ dài 20 cm để làm thân cố định và quấn với nhau theo chiều kim đồng hồ. Từ đó tạo thành một sợi dây cơ bản có đường kính 0,5-1 cm", ông Bliêng chia sẻ.
Để hoàn thiện một sợi dây thừng, những người thợ chuyên nghiệp sẽ làm trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ, người mới làm có thể mất hàng chục giờ. Một sợi dây dài 5-10 m, có đường kính 2 cm và cần tới 6-10 cái bao để thành sản phẩm.
Mỗi ngày, người dân trong thôn làm được từ 5-6 cái, giá bán từ 10.000 - 15.000 đồng/sợi. Nhưng hiện nay người dân chỉ làm những lúc nhàn rỗi vì sức tiêu thụ ít hơn trước đây.
Theo những người dân nơi đây, nghề đan dây thừng từ bao lúa từng mang lại một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện nhiều loại dây thừng khác được bày bán ở các quán tạp hóa nên nhu cầu mua dây thừng truyền thống cũng giảm đi nhiều.
Ông Nay Thuin - Trưởng thôn Plei Chrung cho biết: "Trước đây, hàng chục hộ làm nghề đan dây thừng từ bao lúa, nhưng hiện chỉ còn khoảng dưới 10 hộ và tập trung vào mấy mùa gieo lúa. Nghề này cũng đã giải quyết được một phần công ăn việc làm cho người dân địa phương vào những ngày nhàn rỗi và tạo thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Song những năm gần đây thu nhập đã bị giảm đi nhiều vì sức tiêu thụ ít".
(Theo Dân trí)
Lão nghệ nhân và tuyệt đỉnh giày độc bản
Bước vào làm nghề đóng giày từ thời thanh niên, đến nay ở tuổi 90 nhưng nghệ nhân Trịnh Ngọc vẫn miệt mài với từng đường kim, mũi chỉ để cho ra những đôi giày tuyệt đỉnh về chất lượng và kiểu dáng.