Cơ chế thu phí này được áp dụng theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đối với thẻ ghi nợ nội địa. Thông tư trên xác định biểu phí áp dụng đối với đầy đủ các loại giao dịch trên ATM của thẻ ghi nợ nội địa,ỗigiaodịchATMngânhàngmấtđồđội hình rcd mallorca gặp sevilla gồm phí phát hành, phí thường niên đến phí các giao dịch rút tiền, vấn tin, in sao kê, chuyển khoản trên ATM. | Hội Thẻ ngân hàng cho rằng, Thông tư 35 về thu phí giao dịch ATM là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. |
Ngoại trừ giao dịch vấn tin tài khoản (không in chứng từ) không được phép thu phí, mức phí đối với các giao dịch còn lại đều có mức trần và mức sàn nhằm cho phép các ngân hàng chủ động và linh hoạt xây dựng biểu phí phù hợp với hoạt động của mình. Điểm đặc biệt trong Thông tư 35 là cho phép các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ). Mức phí áp dụng trong năm 2013 là từ 0 - 1.000 đồng/giao dịch, từ 0 - 2.000 đồng/giao dịch trong năm 2014 và từ 0 - 3.000 đồng/giao dịch từ năm 2015 trở đi. Theo Hội Thẻ ngân hàng, “quy định này đã hài hòa lợi ích giữa các ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa”. Bởi sau hơn 10 năm kể từ ngày bắt đầu triển khai hệ thống ATM, nhiều ngân hàng đã miễn các loại phí, chấp nhận lỗ để mở rộng mạng lưới và phát triển dịch vụ. Hội thẻ cho rằng, việc miễn phí nói trên cũng như chấp nhận lỗ là áp lực rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng có mạng lưới ATM rộng. Điều này ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển mạng lưới ATM cũng như đầu tư nâng cao chất lượng và tiện ích dịch vụ. Theo tổ chức đại diện cho hoạt động thẻ của các ngân hàng, Thông tư 35 là một công cụ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, khi quy định mức phí tối đa. Mặc dù chi phí trung bình mà các ngân hàng bỏ ra cho mỗi giao dịch ATM hiện tại lên đến 9.000 đồng, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã quy định mức phí rút tiền mặt nội mạng tối đa là 1.000 đồng. “Việc cho phép thu phí tuy chỉ ở mức phí rất thấp so với các chi phí bỏ ra sẽ tạo động lực cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư vào hệ thống thẻ nhằm mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ”, Hội Thẻ ngân hàng nhìn nhận, cũng như xem đây là một động lực để thị trường thẻ Việt Nam phát triển hơn trong tương lai. Theo dữ liệu của tổ chức này, thị trường Việt Nam hiện có 50 ngân hàng thương mại tham gia, đã phát hành khoảng 50 triệu thẻ ghi nợ nội địa và có số lượng máy ATM là 15.000 máy. Trước thềm thực hiện Thông tư 35, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có 12 ngân hàng thương mại công bố thu phí giao dịch rút tiền mặt qua ATM nội mạng (2 tổ chức phát hành thẻ áp dụng mức phí từ 200 đến 500 đồng/giao dịch và 10 tổ chức áp dụng mức phí tối đa 1.000 đồng/giao dịch). Theo VnEconomy |