Tăng phân cấp,ácđịnhrõđốitượngápdụngkhisửaluậtvềquảnlývốnnhànướctạidoanhnghiệnhận định man city vs brighton phân quyền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Quản lý vốn nhà nước cần tính đến tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng Bộ trưởng Bộ Tài chính: Bảo toàn và phát triển mỗi đồng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp |
Hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. |
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tham gia dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là chương trình thứ 10 trong chuỗi hội thảo, toạ đàm mà Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị để lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, hồ sơ Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát nội dung 6 chính sách đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua và gửi xin ý kiến rộng rãi các đơn vị.
Do vậy, Thứ trưởng đề nghị các ý kiến tập trung vào Chương 2 về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, trong đó có nội dung về trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi…; Chương 3 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp với các quy định về phạm vi, thẩm quyền và các quyết định dự án đầu tư…; Chương 4 về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp do liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, dù đã được Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp, vận dụng tối đa để không điều chỉnh các Luật khác.
Cùng với đó là vấn đề liên quan đến sắp xếp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp, liên quan đến cơ quan, người đại diện sở hữu vốn và giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá tình hình quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Lê Tấn Cận, việc lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi khi thực hiện cho chủ sở hữu, các doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương.
Qua nhiều cuộc thảo luận, đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đều thống nhất sự cần thiết phải xây dựng Luật để thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng liên quan đến vai trò, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, việc sửa đổi Luật sẽ giúp hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; tạo môi trường và hành lang pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, một vấn đề còn gây băn khoăn cho các doanh nghiệp là liên quan đến quy định về đối tượng điều chỉnh, bởi hiện dự thảo Luật đang dự kiến điều chỉnh cả đối tượng là doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác (là doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp) và quy định cả chính sách về “quản trị doanh nghiệp”.
Do đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, rà soát thuyết minh làm rõ đối tượng và chính sách nêu trên để đảm bảo mục đích của việc xây dựng Luật, phù hợp với các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ...
Cũng về vấn đề này, đại diện Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Chấn Hưng cho rằng, khái niệm về doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác như Dự thảo Luật còn mang tính trừu tượng. Về bản chất, doanh nghiệp nhà nước (quy định tại Khoản 11 Điều 4 và Chương IV của Luật Doanh nghiệp năm 2020) đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, không phải là hoạt động đầu tư vốn trực tiếp của nhà nước vào doanh nghiệp.
Vì vậy, Công ty Chấn Hưng đề xuất cần thống nhất về các loại hình doanh nghiệp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, đồng thời cần nghiên cứu và xác định rõ đối tượng áp dụng để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật hiện hành.
Liên quan đến quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, Kiểm toán Nhà nước và UBND cấp tỉnh trong việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện Sở Tài chính TP Đà Nẵng cho rằng, dự thảo Luật chỉ nêu nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh là “thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định mức kinh tế ngành, lĩnh vực, khu vực, vùng, địa bàn”.
Do vậy, Sở Tài chính TP Đà Nẵng đề nghị nghiên cứu, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh cho phù hợp. Đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, điều chỉnh dự thảo theo hướng cơ quan tài chính cùng cấp là cơ quan phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quyết định công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu theo hướng thống nhất chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp về một đầu mối để vừa dễ dàng xác định và xử lý trách nhiệm của cơ quan chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp vừa giúp giải quyết các yêu cầu và vướng mắc của doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời.