【xem trực tiếp bóng đá đức hôm nay】Mỹ rời TPP, có lo cho dệt may?
Không tác động
Mỹ hiện đang là thị trường XK lớn nhất của dệt may Việt Nam, luôn chiếm đến 50% tổng kim ngạch XK của toàn ngành. Chỉ tính đến tháng 10-2016, tổng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam đạt 19,682 tỷ USD tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, XK sang Mỹ đạt 9,476 tỷ USD. Cơ hội XK sang Mỹ còn được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn nữa nếu TPP được ký kết, thuế nhiều mặt hàng trong đó có dệt may sẽ về 0%. Theo đánh giá của giới chuyên gia cũng như các nhà hoạch định chính sách, dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhiều nhất do hiện tại thuế suất vào thị trường các nước TPP mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đang ở mức khá cao, như Mỹ (17,5%), Canada (17%), Mexico (30%), Peru (17%). Theo đó, kim ngạch XK dệt may dự kiến có thể tăng 30-40% ngay trong năm đầu tiên TPP có hiệu lực, và sau khoảng 3-4 năm kim ngạch sẽ tăng gấp đôi. Dự kiến, kim ngạch sẽ đạt 16 tỷ USD ngay năm 2018 (tăng 3 tỷ USD) và tới năm 2020 sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, những con số này có lẽ khó trở thành hiện thực khi ông Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi TPP ngay ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ 20-1-2017. Nhiều ý kiến cũng tỏ ra lo lắng khi Mỹ rút khỏi TPP, dệt may sẽ bị ảnh hưởng.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, TPP có đạt thỏa thuận hay không, thì không ảnh hưởng đến dệt may Việt Nam, đặc biệt là XK dệt may sang Mỹ bởi hiện đây là thị trường XK số 1 của Việt Nam. Trên thực tế, những năm gần đây, kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi NK hàng dệt may của Mỹ chỉ tăng 3%. Tức là, thị phần XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ đang được cải thiện rất tốt, hiện chiếm khoảng hơn 11%. Hơn nữa, dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng NK hàng may mặc của Mỹ.
Đồng quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, ngành dệt may, da giày là những ngành được đánh giá là hưởng lợi từ TPP. Song nếu Mỹ rút khỏi TPP thì XK của những ngành này vẫn như cũ. Ngoài ra, nếu có TPP mà không có Mỹ thì các DN sẽ vươn ra các thị trường trong TPP. “Dẫu sao, với Việt Nam vẫn chỉ là việc được hưởng lợi từ 2 về 1 chứ không có cảm giác bị âm. Việt Nam vẫn ở trên khuynh hướng khai thác và mở rộng vào Mỹ dù chưa có TPP”, ông Thành nói.
Có lợi
“Không hoàn toàn bất lợi” là quan điểm của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) khi nói về vấn đề này. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có thể đạt được tăng trưởng nhiều nhất từ TPP. Nhưng những cơ hội đó đòi hỏi điều kiện liên quan đến thể chế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để các DN và nền kinh tế Việt Nam có thể hấp thụ được lợi ích của TPP. Muốn tận dụng được cơ hội này, DN phải đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, trong khi bài toán nguyên phụ liệu của Việt Nam đến giờ vẫn chưa giải quyết được. Do vậy, kể cả khi TPP được thông qua, chúng ta cũng chưa thể hưởng lợi ích ngay, mà phải có thời gian chuẩn bị các điều kiện như nội địa hóa xơ sợi, công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may trong một số năm.
Giới chuyên gia cũng nhìn nhận, thách thức lớn nhất với dệt may Việt Nam là về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” phải có nguồn gốc từ các nước TPP. Theo đó, hầu như chẳng có sản phẩm dệt may nào từ Việt Nam được miễn thuế khi XK sang Mỹ, bởi ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công: Vải nhập từ Trung Quốc, sợi chỉ từ Hàn Quốc, các phụ kiện chủ yếu từ một số nước Đông Nam Á... Do đó, nếu TPP không có Mỹ thì vẫn còn một số điểm có lợi cho Việt Nam. Một vị đại diện của Vinatex cho rằng, chúng ta sẽ có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị đủ điều kiện cho các hiệp định chung.
Còn theo ông Thành, quan điểm “TPP chưa có mà vẫn có lợi cho Việt Nam chỉ đúng khi chúng ta cải cách theo đúng chiều hướng đã vào TPP rồi”. Tức là, cùng với quá trình đàm phán TPP, nhận thức và chuẩn bị chính sách của Việt Nam rất tích cực, thể hiện ở Nghị quyết số 06-NQ/TW. Dù TPP có thể lùi lại hoặc giãn ra, chúng ta vẫn phải thực hiện theo tinh thần hội nhập đó thì đến lúc vào TPP mới không gặp bất lợi. Vì thế, đây vẫn là thời điểm các DN dệt may cần tích cực chuẩn bị cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho hàng hóa dệt may của Việt Nam, từ đó chuẩn bị tư thế sẵn sàng hội nhập bất cứ lúc nào cho các FTA thế hệ mới.
Hiện nay, ngoài TPP Việt Nam còn có trên 10 FTA đã, đang và sẽ ký kết. Tận dụng hết lợi thế từ những hiệp định này mang lại thì dư địa thị trường XK Việt Nam là rất lớn. Ví dụ như FTA Việt Nam- EU, một hiệp định rất giống với TPP, thị trường EU cũng lớn như Mỹ và dệt may cũng được cho là mặt hàng có lợi thế khi hiệp định này có hiệu lực. Hay như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc, dệt may cũng có nhiều lợi thế… |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/531f297168.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。