【trận bóng đá】"Náo loạn" hàng giả trên các sàn thương mại điện tử

Hàng bị làm giả rất đa dạng về chủng loại, chủ yếu nắm bắt theo nhu cầu tiêu dùng.

Thói quen tiêu dùng là một nguyên nhân lớn

Từ các cuộc khảo sát trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, ta dễ dàng bắt gặp những bài giới thiệu bán hàng có thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Gucci, LV, Hermes, Chanel, Boss... Tại đó, những người bán hàng sẽ cung cấp các sản phẩm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới những cái tên mỹ miều như hàng xuất dư, hàng Superfake, hàng 1:1, hàng Like Auth, nhằm mô tả sản phẩm có chất lượng tương đương hàng chính hãng.

Khi chia sẻ câu chuyện về hàng giả, một chuyên viên của đơn vị cung cấp sản phẩm ULTTY - hãng gia dụng cao cấp của Pháp chỉ biết “than trời”, bởi công việc kinh doanh gặp phải áp lực quá lớn từ hàng giả. Vị này đưa ra dẫn chứng, một sản phẩm quạt lọc không khí của hãng, giá dao động khoảng 4 - 5 triệu đồng, nhưng nếu tra cứu trên thị trường thương mại điện tử, có nơi chỉ bán một vài triệu đồng.

Tuy nhiên, mua về so sánh xác định là hàng giả với chất lượng sản phẩm kém hơn rất nhiều. Quan trọng là so sánh về hình thức cơ bản được đạo nhái gần giống cả phần tem nhãn, mã số sản phẩm.

Cùng câu chuyện, anh Phạm Đức Thắng đến từ Công ty Luật Thắng Phạm và cộng sự - đơn vị bảo hộ quyền lợi cho nhiều thương hiệu xa xỉ tại Việt Nam cho biết, khách hàng của anh cũng thường xuyên đối diện với các trường hợp tương tự. Nhiều sản phẩm hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được công khai bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử mà không có sự kiểm chứng. Nguy hiểm hơn, một bộ phận người tiêu dùng lại chấp nhận sử dụng các sản phẩm này, dù biết đó là giả.

Đó là hàng nhập khẩu. Đối với hàng sản xuất trong nước, thủ đoạn cũng không kém phần “lộ liễu”. Đại diện Honda Việt Nam có chia sẻ, nhiều sản phẩm linh kiện do hãng sản xuất đang được làm giả và lưu thông mạnh mẽ trên cả phương thức truyền thống lẫn thương mại điện tử.

Điểm đặc biệt của hàng giả bây giờ là mức độ đầu tư của các đối tượng vi phạm rất cao. Họ có thể đặt hàng ở các trung tâm phụ tùng của mình, tem xuất sang thì gửi dán sau, dẫn đến rất khó kiểm soát.

Cá biệt có những mặt hàng giả các sản phẩm thuộc lĩnh vực quản lý có điều kiện của Nhà nước như pháo hoa, một trong những mặt hàng sản xuất có điều kiện khi phải tuân thủ quy định, quy trình an toàn trong sản xuất, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng cũng bị làm giả và bán công khai trên các hội nhóm mạng xã hội. Thậm chí, có hội nhóm chuyên về pháo hoa các loại với sự góp mặt của hàng chục nghìn thành viên.

Thiết lập bộ lọc

Đề xuất giải pháp đối với thực trạng nhức nhối này, ông Phan Minh Nhựt - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) cho rằng, rất cần phải thiết lập một bộ lọc ngăn

chặn từ đầu khả năng sử dụng nhãn hiệu để chào bán hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên mạng. Cùng với đó là gỡ bỏ ngay những sản phẩm vi phạm khỏi nền tảng bán. Đồng thời, điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm trọng điểm, có kết nối với các cửa hàng, nhà kho, cơ sở sản xuất quy mô lớn.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử, điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

Đồng tình, ông Đỗ Hồng Trung - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, vấn đề cốt lõi nhất hiện nay là việc các đối tượng vi phạm lợi dụng khả năng ẩn danh trên các sàn thương mại, hoặc mạng xã hội, sau đó là lợi dụng hệ thống giao hàng còn lỏng lẻo, gần như không xem xét hàng hóa khi giao nhận. Do đó, người tiêu dùng phải rất cẩn thận, cân nhắc kỹ các nhà cung cấp sản phẩm, cũng như kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa trong quá trình giao nhận.

Định danh người bán sẽ xử lý được triệt để

Hiện nay, việc định danh đã trở nên rất đơn giản khi các giấy tờ đã được tích hợp vào căn cước công dân, đưa lên VNeID để giúp cơ quan nhà nước quản lý. Nếu yêu cầu những người bán hàng mở gian hàng trên mạng phải định danh bằng chính giấy tờ của mình, khi kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì các gian hàng mang tên người đó đều sẽ bị xử lý, khóa, gỡ bỏ để tránh việc tiếp tục vi phạm một cách triệt để nhất.

Ông Phan Minh Nhựt - Chủ tịch Hiệp hội VACIP.

Thể thao
上一篇:Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
下一篇:PM to visit Laos, co