【kết quả vô địch uzbekistan】Chấm dứt tình trạng “mập mờ đánh lận con đen” hàng hóa Việt

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:42:55 评论数:

hang viet nam

Tình trạng mập mờ nhãn mác hàng hóa đã xảy ra tràn lan trong thời gian dài. Ảnh: T.U

Tràn lan hàng mập mờ xuất xứ,ấmdứttìnhtrạngmậpmờđánhlậnconđenhànghóaViệkết quả vô địch uzbekistan nhãn mác

Tình trạng gian lận xuất xứ, mập mờ nhãn mác đã xảy ra tràn lan trong thời gian dài tại thị trường nội địa, gây nên những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính và thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT chia sẻ, thời gian qua, tại thị trường trong nước, công cuộc chống gian lận xuất xứ, nhập nhèm nhãn mác để bảo vệ uy tín hàng hóa Việt Nam ngay trên “sân nhà” cũng trở nên cam go hơn bao giờ hết. Những vụ việc nổi cộm như Khaisilk, Asanro…đã làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng về hình ảnh và chất lượng hàng Việt mà nước ta đã dày công xây dựng.

Có thể thấy rõ, trên thực tế, hàng hóa tiêu dùng như quần áo may mặc, giày dép, túi xách…trên thị trường hầu hết đều được gia công ở nước ngoài và không rạch ròi về nguồn gốc xuất xứ. Bởi thế cho nên các cơ quan chức năng cứ kiểm tra ở đâu là thấy sai phạm ở đó. “Đáng chú ý, gần đây nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng bị tố có biểu hiện gian lận xuất xứ, nhập hàng nước ngoài rồi gắn mác hàng Việt, như trường hợp vi phạm hãng thời trang Seven.AM… Vi phạm về ghi nhãn hàng hóa rất phổ biến, đối tượng kinh doanh nhập nhèm về nhãn mác để tiêu thụ hàng giả, hoặc “ăn theo” những thương hiệu nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng”, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết.

Theo các chuyên gia, theo quy định bắt buộc, nhãn mác sản phẩm hàng hóa phải ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu như tên hàng hóa, cơ sở sản xuất, xuất xứ sản phẩm, định lượng, thời hạn sử dụng… Song, nhiều cơ sở ghi nội dung không đúng quy định, rách nhãn, mờ; hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, nhãn phụ không đầy đủ các nội dung như tên hàng hóa bằng tiếng nước ngoài; thiếu hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hàng nhập khẩu, tên hàng hóa bằng tiếng Việt…

Trong khi đó, hiện một số quy định về nhãn mác hàng hóa còn bất cập, việc quản lý Nhà nước bằng mã số, mã vạch đối với nhãn mác hàng hóa còn hạn chế. Thậm chí, trong rất nhiều trường hợp vi phạm về ghi nhãn mác sản phẩm hàng hóa khi lực lượng QLTT xử lý, nhà sản xuất có liên quan đều chưa hợp tác nhiệt tình, không cung cấp đầy đủ thông tin.

Xóa sổ cụm từ "Made in Vietnam" trên thị trường nội địa

Trước thực trạng trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nước ta cần cấp bách có quy định rõ ràng về việc sử dụng nhãn mác tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.

Còn theo Bộ Công thương, nước ta đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đólưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông. Mặt khác, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng bức xúc.

Nhằm chấm dứt tình trạng mập mờ nhãn mác hàng hóa, Bộ Công thương mới đây đã xây dựng Nghị định về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”. Cụ thể, dự thảo này đưa ra quy định: Các trường hợp được phép thể hiện là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và cách thể hiện như sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam; hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa. Đối với các hàng hóa có công đoạn gia công, chế biến đơn giản thì được coi là không có nguồn gốc Việt Nam.

Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ Công thương kiến nghị, xóa bỏ cụm từ “Made in Vietnam” trên các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa. Thay vào đó, sẽ tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm sau: sản xuất tại Việt Nam; chế tạo tại Việt Nam; nước sản xuất: Việt Nam; xuất xứ: Việt Nam; sản xuất bởi: Việt Nam.

Trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn thể hiện cụm từ mô tả công đoạn gia công, chế biến chính diễn ra tại Việt Nam, chẳng hạn như: Thiết kế tại Việt Nam; thiết kế bởi (tên công ty/tập đoàn); lắp ráp tại Việt Nam…/.

Tố Uyên

最近更新