Empire777

VHO - Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu xếp hạng tay ban nha

【xếp hạng tay ban nha】Nhân rộng mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch

VHO - Thực hiện Dự án “Bảo tồn,ânrộngmôhìnhsinhhoạtvănhoácồngchiênggắnvớipháttriểndulịxếp hạng tay ban nha phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lâm Đồng năm 2024, Sở VHTTDL đã phối hợp với chính quyền các huyện, thị trong tỉnh xây dựng mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhân rộng mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch - ảnh 1
Lễ ra mắt mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc Mạ tại xã Lộc Tân

Đây cũng là sáng kiến của Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh trước nguy cơ bị mai một, hỗ trợ giải quyết sinh kế cho người dân địa phương, giới thiệu vẻ đẹp văn hóa bản địa và khai thác phục vụ hoạt động du lịch.

Mới đây nhất, sáng 22.5.2024, tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm Sở VHTTDL phối hợp với UBND huyện Bảo Lâm tổ chức lễ ra mắt mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc Mạ tại xã Lộc Tân.

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng xã Lộc Tân được thành lập với 30 thành viên. Các thành viên trong câu lạc bộ sẽ là nòng cốt trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại địa phương, truyền dạy, xây dựng lực lượng kế cận trong việc bảo tồn và phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng. Thông qua việc thành lập câu lạc bộ sẽ góp phần bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian của người Mạ như các làn điệu dân ca, dân vũ, ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, các nghi lễ, lễ hội... tạo ra sân chơi lành mạnh và là nơi sinh hoạt cho cộng đồng các dân tộc Mạ trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Bảo Lâm nói riêng.

Bên cạnh việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ cho những lễ hội, sự kiện quan trọng của bản làng, câu lạc bộ hướng tới mục tiêu khai thác, phát triển phục vụ du lịch cộng đồng để có thêm nguồn lực hoạt động, vừa nâng cao đời sống, thu nhập cho các thành viên.

Trước đó, ngày 18.5.2024, mô hình sinh hoạt văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc K’Ho tại làng K’Ho Cil, xã Tà Nung, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng đã chính thức đi vào hoạt động.

Mô hình được xây dựng phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của người đồng bào K’ho tại xã Tà Nung, đặc biệt chú trọng sự tham gia của chủ thể văn hóa. Mô hình hoạt động theo hình thức câu lạc bộ, bước đầu có sự tham gia của 35 thành viên gồm nghệ nhân và học viên.

Tại buổi lễ ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc K’ho tại xã Tà Nung, Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng và UBND TP Đà Lạt đã trao tặng cho mô hình 1 bộ cồng chiêng và trang phục truyền thống của dân tộc K’ho.

Nhân rộng mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch - ảnh 2
Việc xây dựng mô hình văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trước nguy cơ bị mai một.

Việc xây dựng mô hình văn hóa cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc K’ho tại xã Tà Nung, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, trước nguy cơ bị mai một.

Đồng thời hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới tạo nguồn thu nhập cho người dân tại địa phương.

Phó Giám đốc Sở VHTTDL Trần Thanh Hoài  cho biết: Mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện theo lộ trình của Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lâm Đồng năm 2024.

Nhân rộng mô hình sinh hoạt văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch - ảnh 3
Việc ra đời các câu lạc bộ, các điểm du lịch có gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm từng bước nâng cao số lượng, chất lượng phục vụ du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Thông qua việc ra mắt mô hình sẽ góp phần bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số như các làn điệu dân ca, dân vũ, ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, các nghi lễ, lễ hội... tạo ra sân chơi lành mạnh và là nơi sinh hoạt cho cộng đồng các dân tộc địa bàn tỉnh.

Để mô hình đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng cũng đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ du lịch cho hàng trăm học viên là các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, già làng, trưởng bản, người có uy tín, công chức văn hóa - xã hội các xã, phường, các điểm du lịch có gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống trên địa bàn TP Đà Lạt và các địa phương trong tỉnh.

Các học viên được hướng dẫn tìm hiểu về thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình; kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách tham quan và quảng bá giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số đối với các câu lạc bộ, các điểm du lịch có gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống nhằm từng bước nâng cao số lượng, chất lượng phục vụ du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap