【ket quả ngoai hang anh】Làm gì để quản lý hiệu quả hơn 3,3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng?

[World Cup] 时间:2025-01-10 22:16:59 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:17次
Làm gì để quản lý hiệu quả hơn 3,3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng?
Quang cảnh cuộc tọa đàm

Đó là thông tin tại Tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý” do Hội Chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tổ chức ngày 20/3, tại Hà Nội.

Theo Hội chủ rừng Việt Nam, hiện nay Việt Nam có hơn 14,7 triệu ha rừng. Đồng thời, có 167 ban quản lý rừng đặc dụng. Nhiều năm qua, nhà nước đã thực hiện giao đất, giao rừng sản xuất cho các chủ rừng để thực hiện sản xuất trên đất lâm nghiệp. Cùng với đó, đã có trên 10.000 cộng đồng hiện đang quản lý và sử dụng (gồm đã giao và tự công nhận) 989.827 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên đặc dụng, rừng tự nhiên phòng hộ...

Bên cạnh đó, hiện nay cả nước vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và đất chưa có rừng, chưa được giao cho các chủ thể, mà vẫn tạm để UBND cấp xã quản lý... Rừng do UBND xã tạm quản lý, tỷ lệ diện tích không có rừng cao, chất lượng rừng thấp, hạ tầng rất kém hoặc không có hồ sơ rừng. Nguyên nhân là do UBND cấp xã không đủ nguồn lực về con người, tài chính, kỹ thuật để quản lý rừng và đất rừng.

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước như: thống kê, xác định ranh giới, cắm mốc, kiểm kê, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện tốt. Hầu hết các địa phương chưa có phương án hoặc không có kế hoạch sử dụng đối tượng rừng và đất rừng này.

Ông Hứa Đức Nhị - Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam cho rằng, hiện chưa có một quy định rõ ràng và cụ thể về một loại đất rừng do xã quản lý; nhiệm vụ, trách nhiệm của UBND cấp xã chưa thật rõ ràng. Với số diện tích UBND các xã tạm thời quản lý thì UBND xã có thêm trách nhiệm của chủ rừng và có thêm trách nhiệm trực tiếp quản lý toàn diện loại đất và rừng này. UBND cấp xã trở thành người có trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về các vấn đề quản lý, bảo vệ cũng như trong phát triển và sử dụng diện tích rừng và đất rừng này. Trong khi đó, đây là một dư địa có tiềm năng lớn cho phát triển lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nói chung.

Ông Hứa Đức Nhị nhấn mạnh, rừng phải có chủ là giải pháp mang tính căn cơ trong quản lý rừng. Rừng cần tiếp tục được giao cho các hộ gia đình, cá nhân và các cộng đồng dân cư hay xác lập đầy đủ hồ sơ về đất rừng cho các chủ thể hiện đang trực tiếp quản lý, sử dụng, không tranh chấp và cộng đồng xác nhận.

Để quản lý và sử dụng một cách hiệu quả trên 3,3 triệu ha rừng trên, ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Chủ rừng Việt Nam, khuyến nghị nên thành lập Tổ hợp tác cộng đồng quản lý rừng hoặc sửa đổi, bổ sung một số quy định giao đất rừng và giao rừng cho cộng đồng dân cư; một số quy định về sử dụng rừng đặc dụng và hợp tác quản lý rừng. Một giải pháp nữa là xây dựng, thực hiện chương trình quản lý, sử dụng có hiệu quả trên 3 triệu ha đất rừng và rừng đang được UBND cấp xã quản lý, gọi tắt là Chương trình 3 triệu ha rừng.

Đến thời điểm này, có 112 công ty lâm nghiệp nhà nước và một số công ty, doanh nghiệp được giao hơn 1,6 triệu ha rừng sản xuất; trên 1 triệu hộ gia đình hộ gia đình, cá nhân trong nước được giao hơn 3,1 triệu ha rừng, chủ yếu là rừng sản xuất. Nhà nước và các địa phương cũng đang cho các doang nhiệp đầu tư nước ngoài thuê 15.213 ha đất rừng sản xuất để trồng rừng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接