Sau khi được vay vốn,úpngườikhuyếttậtcóvốnlàmăkết quả clermont vợ chồng ông Hồ Đắc Thái, bà Phạm Thị Tỷ đầu tư trồng rau trái để kiếm thêm thu nhập Bà Hồ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh, chia sẻ: “Một trong những hoạt động trọng tâm của hội là hỗ trợ các hội viên có việc làm, phát triển kinh tế gia đình mà cụ thể hơn là giúp họ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi”. Tiếp nối những thành công của các dự án vay vốn trước đó, từ năm 2012, với nguồn vốn 249 triệu đồng từ các nguồn vận động qua các kênh của hội, nguồn vốn được tổ chức Lorrain (Pháp) tài trợ và nguồn vốn do bác sĩ Võ Sĩ Đàn (Việt kiều Pháp) tài trợ, hằng năm, hội cho 65 hộ gia đình của 5 phường, xã trên địa bàn TP. Huế, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà có người khuyết tật và nuôi trẻ mồ côi vay vốn để làm ăn, phát triển kinh tế. Dù đã bước vào độ tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vợ chồng ông Hồ Đắc Thái, bà Phạm Thị Tỷ (tổ 20, phường Tây Lộc, TP. Huế) vẫn chưa được thảnh thơi. Người con trai và con dâu của ông bà chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo nên lần lượt qua đời sớm, để lại hai đứa con thơ dại. Thương cháu côi cút, ông bà vay từ nguồn vốn của hội 3 triệu đồng để đầu tư trồng rau củ. Hiện nay, vợ chồng ông bà canh tác hơn 1 sào với các loại rau khoai, mồng tơi, dền, mướp, bầu, đu đủ, chuối… Tờ mờ sáng, ông ra vườn tưới nước, chăm sóc cây cối, bà lọ mọ bán rau. “Cũng nhờ có nguồn vốn mà vợ chồng tôi có thể thực hiện được việc canh tác, trồng trọt. Cuộc sống dẫu còn chật vật với thu nhập 3 triệu đồng mỗi tháng cho cả gia đình 4 ông bà cháu, nhưng cũng nhờ vậy mới có thu nhập để nuôi dưỡng, chăm sóc hai đứa cháu”. Bà Tỷ tâm sự. Với anh Trương Văn Phương (tổ 9, phường Phường Đúc, TP. Huế) bị khuyết tật ở chân, sau khi nhận được số tiền vay vốn, anh đầu tư máy móc và nhận may, sửa chữa quần áo. Nhờ có công việc ổn định, anh có thêm thu nhập để cùng vợ chăm lo cho gia đình. Theo chị Đoàn Thị Bình, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Phường Đúc (TP. Huế) cho hay, các hộ gia đình vay vốn với mục đích để mua sắm thiết bị phục vụ công việc, sản xuất như mua máy may, vật phẩm buôn bán. “Chúng tôi tìm hiểu gia cảnh của từng hộ trong phường, qua đó chọn lọc những gia đình có người khuyết tật, nuôi trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, có nguyện vọng vay vốn để phát triển kinh tế”, chị nói. Dù nguồn vốn không lớn, thời gian qua, tỉnh hội cùng các địa phương đã triển khai cho người dân vay vốn để làm ăn, kinh doanh, đó cũng là cách để người khuyết tật hòa nhập bình đẳng với xã hội trong môi trường lao động, giúp những trẻ em mồ côi có điều kiện được ăn học đàng hoàng. Những nguồn vốn vay sẽ được luân chuyển, khi đáo hạn sẽ cho những hộ gia đình khác có nguyện vọng được vay vốn để làm kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Bên cạnh hoạt động hỗ trợ người khuyết tật và gia đình có trẻ mồ côi có điều kiện làm ăn, bà Hồ Thị Ngọc Diệp cho biết, trong năm 2018, tỉnh hội, các hội cơ sở và Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật vận động nguồn lực bằng tiền và hiện vật trị giá hơn 7,6 tỷ đồng từ các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài nước nhằm bảo trợ giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi; tổ chức trao 15 đợt với số lượng 420 chiếc xe lăn, 10 chiếc xe lắc cho người khuyết tật có nhu cầu, trao tặng 25 chiếc xe đạp cho các em học sinh mồ côi, khuyết tật gia đình nghèo để đi học, tổng trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Bài, ảnh: Phước Ly |