游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:43:01
>>Đa số ý kiến tán thành ‘lãi suất thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản’
Bên lề phiên họp tổ về dự thảo Bộ Luật Dân sự,ôngnêndùnglãisuấtcơbảnđểquytộichovaynặnglãhôm nay trận nào đá ĐB Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) đã có cuộc trao đổi với PV về chủ đề này.
* Xin ông cho biết quan điểm về quy định lãi suất cho vay thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản?
- Một trong những điều tôi quan tâm nhất trong dự thảo Bộ luật dân sự lần này là điều 483 quy định lãi suất trong giao dịch dân sự không quá 200% lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Hiện nay, có 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này, rất nhiều ý kiến đồng ý đưa mức 200% lãi suất cơ bản vào bộ luật, nhưng một số ý kiến không đồng ý đưa mức lãi suất cơ bản vào, tôi thiên về ý kiến thiểu số.
Quan điểm của tôi là nên áp dụng theo lãi suất bình quân của các ngân hàng quan trọng trong từng thời điểm. Lãi suất này phản ánh rất tiệm cận với lãi suất thị trường. ĐB Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) |
Lý do thứ nhất là lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ chỉ có tác dụng trong điều hành chính sách tiền tệ ở tầm vĩ mô, nếu áp dụng trong dân sự thì không phù hợp lắm. Hơn nữa, lãi suất này chưa phản ánh yếu tố thị trường nhiều.
Thứ hai lãi suất cơ bản không được chia thành nhiều loại cho nhiều loại hình vay khác nhau mà chỉ có một mức.
Tôi cũng rất băn khoăn cơ sở nào áp dụng mức 200%, trước đây thì là 150%, tại sao không là 300%... Trong luật cũng có điều khoản khi vi phạm sẽ bị phạt theo lãi suất cơ bản của NHNN công bố từng thời kỳ, mà lãi suất cơ bản thông thường là lãi suất rấp thấp. Như vậy là vô hình chung khuyến khích các chủ thể vi phạm.
* Vậy theo ông nên áp dụng mức lãi suất nào làm mức chuẩn?
- Quan điểm của tôi là nên áp dụng theo lãi suất bình quân của các ngân hàng quan trọng trong từng thời điểm.
Lãi suất này phản ánh rất tiệm cận với lãi suất thị trường hiện nay và giúp cho người dân dễ áp dụng đưa vào giao dịch cụ thể.
Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta vẫn đang phát triển nhanh với nhiều biến động, mức lãi suất cũng còn biến động rất khác nhau theo từng giai đoạn nên cần mức lãi suất gần với thị trường hơn.
* Vậy mức lãi suất nào của các ngân hàng thương mại nên được áp dụng?
- Lãi suất này theo tôi nên là lãi suất cho vay bình quân của 4 ngân hàng lớn. Tùy từng mức thời gian giao dịch sẽ có lãi suất khác nhau, như lãi suất ngắn hạn (dưới 12 tháng), trung hạn (12 – 50 tháng), dài hạn (trên 50 tháng) thì áp dụng lãi suất đó. NHNN là nơi điều hành, quản lý các ngân hàng thương mại, sẽ là nơi tập hợp, thống kê và công bố lãi suất đó.
* Nếu lãi suất mà thay đổi liên tục như vậy liệu có khó để theo dõi, để làm căn cứ xác định hay không?
- Chúng ta phải có kho dữ liệu tập trung về lãi suất. Theo nguyên tắc, lãi suất cho vay sẽ phải công bố thường xuyên, giao dịch xảy ra thời điểm nào thì áp dụng lãi suất thời điểm đó.
* Cũng có quan điểm cho rằng thay vì dùng lãi suất cơ bản thì nên dùng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm mà Bộ Tài chính vẫn công bố hàng tháng sẽ dễ áp dụng hơn. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
- Lãi suất đó cũng không phản ánh thực chất cung cầu vốn trên thị trường, đó cũng là mức lãi suất thấp nên nếu áp dụng thì sẽ có rất nhiều trường hợp bị quy là cho vay nặng lãi. Theo tôi, vẫn nên dùng lãi suất cung cầu thực tế của thị trường 1, là lãi suất thương mại bình quân của 4 ngân hàng quan trọng. Cung cầu của vốn sẽ quyết định lãi suất, còn thế nào là cho vay nặng lãi thì áp dụng theo Bộ Luật Hình sự.
* Xin cảm ơn ông./.
Phát biểu ý kiến về điều 483 của dự thảo, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, không nên áp dụng lãi suất cơ bản cho các khoản vay dân sự này mà nên áp dụng lãi suất cho vay bình quân trên thị trường liên ngân hàng để phù hợp thực tiễn thị trường. ĐB Ngân cho biết thông thường các nước không áp dụng lãi suất cơ bản để quy định điều này vì lãi suất cơ bản của họ rất thấp, như Mỹ chỉ là 0,25%... ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) thì cho rằng nên bỏ hẳn điều 483 này khỏi Bộ Luật dân sự bởi trên thực tế, “có rất nhiều vụ cho vay nặng lãi lớn trong dân nhưng có bao nhiêu trường hợp đã được căn cứ luật này để truy tố?”. Trong khi đó, vào giai đoạn 2008 – 2009, khi lãi suất tăng cao trên 20 - 25%, đã có nguy cơ những người vay không chịu trả vì họ căn cứ vào Bộ Luật dân sự khi đó để kiện hủy hợp đồng vì vi phạm luật… |
Hoàng Yến
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接