游客发表
发帖时间:2025-01-10 18:59:33
Ở khu vực Đông Nam Á,âuÁcầnchuẩnbịchomộttrậttựthếgiớimớkết quả bóng đá giải nga một trong những diễn biến chính là sự tan rã của các liên minh với Mỹ và sự đảo ngược chiến lược "xoay trục sang châu Á" - được khai sinh từ thời Tổng thống Barack Obama. Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh của Mỹ với công nghệ tiên tiến, nhiều khả năng sẽ quay sang phát triển vũ khí hạt nhân. Việc này có thể dẫn tới phản ứng khó lường của Triều Tiên - mối đe dọa chính trong khu vực. Các xung đột bất ngờ là điều khó tránh. Khi ông Obama rời Nhà Trắng, Triều Tiên sẽ càng thấy tầm quan trọng của kho vũ khí hạt nhân mà họ đang sở hữu và có thể tăng gấp đôi các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng có thể sẽ thực hiện một vụ thử hạt nhân trong khí quyển và phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung. Vụ thử hạt nhân trong khí quyển gần đây nhất được Trung Quốc thực hiện vào những năm 1980. Sự kiện này cũng đã giúp Trung Quốc nâng cao đáng kể ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên và khu vực.
Những kịch bản ở Đông Bắc Á mặc dù rất nghiêm trọng nhưng mới là sự khởi đầu của những vấn đề sẽ xảy ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi những rủi ro kết hợp với chiến thắng của ông Trump và làm đảo ngược phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với khu vực này. Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh quyền lực lớn của Mỹ - sẽ tìm thấy một nước Mỹ bị "buộc chân" trước một loạt mục tiêu. Hơn nữa, tại khu vực Đông Nam Á, các vấn đề ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn: Quan hệ đối tác của Mỹ với một số đồng minh khu vực, bao gồm liên minh quân sự với Philippines, sẽ chuyển sang trạng thái khác. Mục tiêu thúc đẩy dân chủ và hỗ trợ luật pháp quốc tế - bao gồm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông - sẽ nhanh chóng bị kéo ra khỏi danh sách các ưu tiên của Mỹ trong khu vực. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - vốn được cho là để phục vụ cho lợi ích thương mại của Mỹ trong khu vực Đông Á rộng lớn - sẽ thất bại. Ông Trump, với quan điểm phản đối TTP, đã hứa sẽ ban hành các đạo luật bảo hộ thuế quan. Nếu nước Mỹ không tập trung vào vấn đề kinh tế thì các quốc gia Đông Nam Á đương nhiên sẽ "bị hút" vào quỹ đạo của Trung Quốc. Trên thực tế, việc đối phó với chủ nghĩa chống Mỹ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng sẽ mờ nhạt dần trên danh sách những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Nước Mỹ do ông Trump lãnh đạo cũng sẽ thay đổi căn bản cách tiếp cận tại khu vực Nam Á. Tổng thống đắc cử Trump, người không quan tâm tới vấn đề liên minh, có thể sẽ lựa chọn "gạt hoàn toàn" Pakistan sang một bên. Đà hợp tác an ninh và quốc phòng New Delhi - Washington có thể sẽ "bay hơi", gây thiệt hại cho quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể vui mừng trong vấn đề tranh chấp với Pakistan dưới thời chính quyền Donald Trump bởi ông này rất ít quan tâm đến ngoại giao.
Cuối cùng, với chính sách nhập cư "bọc thép" đặc biệt của ông Trump, rất có thể nhiều người di cư châu Á sẽ "bị hắt" ra khỏi nước Mỹ và điều này ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của châu Á nói chung đối với Washington. Hơn nữa, một nước Mỹ do ông Trump lãnh đạo có thể sẽ lựa chọn rút khỏi một số hiệp ước quốc tế để châu Á và phần còn lại của thế giới tự bảo vệ mình. Nhìn chung, nếu cuộc tranh giành quyền lực diễn ra thì rất có thể Mỹ sẽ nhường Trung Quốc thống trị và giành quyền bá chủ ở châu Á. Khi đó, sáng kiến chính trị và kinh tế của Bắc Kinh vốn được gói gọn trong chiến lược "Một vành đai, Một con đường" sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Do vậy, các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương nên bắt đầu tự xây dựng những "kịch bản" có thể xảy ra cũng như cách điều hướng tốt nhất trong 4 năm tới để ứng phó với sự xuất hiện của một trật tự thế giới mới dưới thời Trump.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接