Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công đồng loạt 12 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc đồng bằng sông Cửu Long,ínhtoánkỹnguồnvốnđểkhởiđộnglạidựáncaotốcBếnLứbảng xep hạng c1 lần thứ 3 thị sát công trường cầu Mỹ Thuận 2 Bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành Còn nhiều dư địa giảm chi phí logistics
Trước đó, cuối giờ chiều ngày 8/6, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng về giải pháp giảm chi phí logistics của Việt Nam. Theo đại biểu, có những mặt hàng chi phí logistics lên đến 20 - 25% giá trị hàng hóa, muốn giảm gánh nặng này cần giải quyết từng khâu, những vấn đề dù rất nhỏ nhưng nếu lưu tâm có thể tìm ra cách tốt hơn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả.
Đại biểu lấy ví dụ ở sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi sửa chữa thì số lần cất cánh, hạ cánh ít hơn trước khi sửa. "Bỏ mấy nghìn tỷ đồng nâng cấp đường băng sân bay là sự lãng phí. Bộ trưởng cần lưu ý trong việc giảm chi phí logistics ở Việt Nam" - đại biểu nói.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng Trả lời đại biểu vào sáng 9/6, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, chi phí logistics của Việt Nam năm 2022 ở mức 16,8% GDP, cao so với bình quân chung trên thế giới, nhưng đã tiệm cận chỉ tiêu tối thiểu mà Chính phủ đề ra tại Chiến lược phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2025, theo đó chi phí logistics chiếm khoảng từ 16 - 20%. Việt Nam đang xếp ở vị trí thứ 43 trong tổng số 139 nước tham gia xếp hạng và trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ tư. Với kết quả này, thực tế dư địa để giảm chi phí logistics còn rất nhiều.
Trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục nỗ lực và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ; đầu tư phát triển các cảng cạn, trung tâm logistics để đẩy mạnh các phương vận tải đa phương thức.
Cũng theo Bộ trưởng, hiện chúng ta đã ban hành 4 quy hoạch, chỉ còn quy hoạch về cảng không đã hoàn tất thủ tục và trình lên Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có 5 quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đầu tư kết nối đường thủy với cảng biển, lấy quy hoạch hàng hải, cảng biển là trung tâm để kết nối với đường thủy, đường sắt, kết nối cảng Cái Mép - Thị Vải lên các tuyến Tây Nam, giảm thiểu chi phí logistics.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các chính sách liên quan đến giá, phí vận tải như giảm phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng hạ tầng cảng biển, lệ phí ra vào cảng biển, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho các chủ hàng.
Phát biểu tranh luận về vấn đề giảm bớt chi phí logistics bền vững, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần hoàn thiện, nâng cấp hệ thống đường sắt của Việt Nam hiện đại để tạo ra một hệ thống giao thông nòng cốt, trụ cột, xương sống và xuyên suốt đất nước. Từ đó kết nối thị trường trong nước và ngoài nước. Đây là vấn đề rất lớn, rất khó nhưng nên làm và phải làm. Đại biểu cũng gửi ý kiến này tới Phó Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Tạo lòng tin cho doanh nghiệp triển khai BOT
Tiếp tục chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng một số dự án mà Bộ trưởng nêu ra chưa có thời hạn, chưa có khẳng định cụ thể, nhất là đối với các dự án BOT. Do đó, đại biểu đề nghị với nhiều dự án, Bộ trưởng cần có cam kết cụ thể để người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư yên tâm.
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai)
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, vướng mắc tại các dự án BOT này phía Bộ Giao thông Vận tải cũng rất trăn trở. Bộ đã tổng kết đánh giá, thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ, tháo gỡ triệt để rào cản, vướng mắc trong lĩnh vực BOT từ thể chế, chính sách đến vấn đề cụ thể. "Phải tạo lòng tin cho doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp BOT tự tin bỏ nguồn lực", Bộ trưởng nói.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo rà soát, đánh giá không chỉ 8 dự án BOT đang gặp khó khăn mà toàn bộ dự án BOT trên toàn quốc gồm cả dự án Trung ương và địa phương để có bức tranh toàn cảnh, từ đó đề ra giải pháp. Sau khi tổng hợp ý kiến địa phương và nhận diện các vấn đề, Bộ sẽ trình lại phương án xử lý với 8 dự án BOT trước đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP.HCM) đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin về tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trả lời cho biết nguyên nhân chính của việc chậm trễ đối với dự án này do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khó khăn trong nguồn vốn đối ứng. Trong khi đó, nguồn vốn JICA, ADB không giải ngân được. Việc này dẫn đến khi hiệp định hết hạn không gia hạn được. Để tháo gỡ, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp Ủy ban Quản lý vốn và VEC trình Chính phủ, Quốc hội đề xuất phương án tháo gỡ vấn đề tài chính.
Hiện các vướng mắc đã được giải quyết. Vốn JICA đã được Quốc hội giao, vốn đối ứng được Chính phủ cấp, các nhà thầu đã thi công lại. Các đoạn tuyến sử dụng vốn ADB sẽ hoàn thành ngay trong quý 1 và 2, còn hai cây cầu toàn tuyến hoàn thành chậm nhất quý 3/2025. "Ngồn vốn cơ bản được tháo gỡ, các đơn vị đang phối hợp chuẩn bị chương trình thủ tục, điều chỉnh dự án để tiếp tục", Bộ trưởng nói.
Nêu ý kiến thêm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nguyên nhân về vốn như Bộ trưởng Thắng nói chỉ là một phần. Qua thị sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vướng mắc mấu chốt hiện nay là việc khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi việc thi công phải dừng, nghỉ và họ yêu cầu đền bù rất nhiều. "Chưa giải quyết được việc này thì tiến độ dự án còn tiếp tục chậm", Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị Phó thủ tướng Lê Minh Khái trả lời thêm về hướng tháo gỡ dự án.
顶: 5踩: 52Sẽ khởi động lại dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành sớm nhất có thể
Trả lời sau đó về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được phê duyệt năm 2014 với tổng mức đầu tư là 31.000 tỷ đồng. Đến năm 2019, cơ chế phân bổ vốn chưa thuận lợi, nên dự án đã ngừng từ năm 2019 đến nay, chủ yếu là do vướng mắc về nguồn vốn.
Phó Thủ tướng giải thích, muốn triển khai phải có vốn, nhưng khi với hình thức BOT thì theo quy định là không được dùng ngân sách nhà nước mà phải dùng các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong khi đó, đàm phán ODA hiện rất khó. Nếu dùng tiền thu phí của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thì phải có cơ chế riêng để đáp ứng trả nợ 5 dự án vay vốn của đơn vị này.
Theo Phó Thủ tướng, cần phải tính toán kỹ cơ chế nguồn vốn, đàm phán với nhà đầu tư để khởi động lại dự án sớm nhất có thể.
【bảng xep hạng c1】Tính toán kỹ nguồn vốn để khởi động lại dự án cao tốc Bến Lức
人参与 | 时间:2025-01-11 00:18:59
相关文章
- Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- Kỹ năng cắt tỉa hoa hồng của thầy giáo Hà Tĩnh giành giải toàn quốc
- Venezuela tái khẳng định mong muốn tham gia Hiệp ước TAC của ASEAN
- Bộ Giáo dục hướng dẫn xét thăng hạng giáo viên từ tháng 1/2022 ra sao?
- SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- Chuyển đổi số EVNSPC: Nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ khách hàng
- Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid
- Chủ tịch Quảng Nam lên tiếng về dư luận với Giám đốc Sở Giáo dục Hà Thanh Quốc
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- Vingroup trao 40 tỷ đồng học bổng đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ
评论专区