Chiều ngày 3/2/2020,ịchbảnnàochonôngsảnxuấtkhẩutrướcdịket qua. bong da Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp khẩn về tình hình thương mại nông sản trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Nông sản bị tác động tiêu cực bởi corona
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện nay nhiều mặt hàng nông sản bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp do virus corona và dự báo còn có những tác động tiêu cực trong thời gian tới.
Cụ thể đó là mặt hàng trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu chiếm tỷ trọng lớn phục vụ thị trường Trung Quốc trong dịp cao điểm Tết Nguyên Đán và lễ sau Tết. Đến tối ngày 2/2/2020 có khoảng 175 xe thanh long loại 20 tấn/xe tại Lạng Sơn.
Còn đối với các sản phẩm từ chăn nuôi được xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm sữa Việt Nam mới được phép xuất khẩu chính ngạch từ tháng 10/2019, việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế của Trung Quốc bị đình trệ do tác động của dịch bệnh này.
Đối với xuất khẩu thủy sản trong quý I/2020, do Trung Quốc đã thông báo tạm dừng khiến cho việc xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn về thời điểm giao hàng. Nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng cho đến hết ngày 9/2/2020 hoặc cho đến khi có thông tin bình thường hóa các hoạt động trở lại từ Chính phủ Trung Quốc.
Cùng với đó, việc tạm dừng đường bay, khó khăn trong giao thông giữa hai nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động giao dịch, làm việc trao đổi của doanh nghiệp hai nước. Đặc biệt đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cũng cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu vì nhu cầu tiêu thụ giảm, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ. Tình trạng này khiến cho việc trao đổi giữa các cư dân bị gián đoạn, trong khi đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu còn bị tác động do khách mua Trung Quốc không thể sang được Việt Nam dẫn đến không có những đơn hàng mới mặc dù một số loại trái cây đã vào vụ. Trong khi, mọi năm giờ này các doanh nghiệp đã sang rất tấp nập để chuẩn bị mua trái cây, hoa quả cho thị trường Trung Quốc.
Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp, siêu thị… tăng cường thương mại ở trong nước đối với các mặt hàng nông sản như dư hấu, thanh long... Ảnh: NNK |
Rà soát để có kịch bản ứng phó với từng giai đoạn cụ thể
Trước tình hình này, phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương, đơn vị tổng rà soát tình hình sản xuất các nông sản, đặc biệt là các nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới để đưa ra các kịch bản ứng phó gắn với các diễn biến tình hình của từng giai đoạn cụ thể.
"Bộ NN&PTNT sẵn sàng họp bàn, tìm giải pháp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho nông dân" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, "Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp, siêu thị… tăng cường thương mại ở trong nước. Doanh nghiệp cũng cần tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô. Đây cũng là cơ hội tạo áp lực bức bách đẩy mạnh tái cơ cấu sâu hơn trên cơ sở phát triển chuỗi liên kết" - Bộ trưởng đề nghị.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tổ chức thương mại, tìm kiếm, mở rộng các thị trường khác. Thời gian tới, Bộ sẽ có các đoàn công tác sang các thị trường Trung Đông, Hoa Kỳ, Brasil, Nhật Bản, Liên bang Nga… nhằm mục tiêu chiến lược dài hơi.
Về phía Bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay, Bộ Công thương đã chỉ đạo các thương vụ tại nước ngoài tổ chức các hoạt động tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mới để góp phần chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị một số doanh nghiệp logistics hỗ trợ bảo quản nông sản trong thời gian tìm kiếm thị trường. Các thương vụ tại Trung Quốc đã và đang tích cực trao đổi với các tỉnh biên giới nhằm thúc đẩy thời gian mở cửa các chợ biên giới.
Trước tình hình hiện vẫn có trên 300 xe chở nông sản đang chờ thông quan trên địa bàn tỉnh, trong đó có 190 xe thanh long với trọng lượng trên 5.000 tấn, ông Nguyễn Công Trưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp, thương nhân hạn chế đưa xe lên Lạng Sơn thời điểm này, tìm giải pháp tiêu thụ khác trong nội địa, bởi có đưa lên cũng nằm chờ và sẽ tốn chi phí.
Ở góc độ siêu thị, bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cam kết hỗ trợ tiêu thụ giúp nông dân trong phạm vi có thể. "Để giúp tiêu thụ nông sản thuận lợi, chúng tôi kiến nghị Bộ NN&PTNT cho danh sách các sản phẩm nông sản đang tồn đọng để chúng tôi lên chương trình, có ngân sách thu mua hợp lý, thúc đẩy tối đa cho bà con" - bà Phương nói./.
Khánh Linh