【tỷ lệ giải ngoại hạng anh】Phó Thủ tướng trình Quốc hội dự thảo Luật đất đai sửa đổi
Sáng 1/11,óThủtướngtrìnhQuốchộidựthảoLuậtđấtđaisửađổtỷ lệ giải ngoại hạng anh Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo Phó Thủ tướng, mục đích xây dựng dự án luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế… hài hòa quyền, lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng cho biết, từ năm 2019, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đánh giá, tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 và trình Quốc hội đưa Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Quá trình tổng kết thi hành Luật được thực hiện đồng thời với tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI. Trên cơ sở kết quả tổng kết, phân tích, nghiên cứu đánh giá các tác động, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Với tổng cộng 11 nhóm chính sách mới, quan trọng, dự thảo quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của Công dân đối với đất đai.
Theo Phó Thủ tướng, dự thảo Luật đã hoàn thiện các chế định về quyền của Nhà nước, trách nhiệm của từng cơ quan trong quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; hạn mức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai.
Bên cạnh các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định quyền được thế chấp, cho thuê lại quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, bán tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất; quyền và nghĩa vụ sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, trên không…
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự thảo đã bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; hệ thống quy hoạch sử dụng đất đồng bộ ba cấp, trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chi tiết đến từng thửa đất.
Dự thảo hoàn thiện các quy định về sự tham gia của nhân dân trong lập, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyền của người sử dụng đất trong khu vực quy hoạch; trách nhiệm công khai thông tin, rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án không có khả năng thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất.
Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo Luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát.
Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất.
Dự thảo cũng cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như: mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”.
“Đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
(责任编辑:Thể thao)
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Không để các dự án biến không gian sông Sài Gòn thành… ‘của riêng’
- ·Diện mạo của ngành bán lẻ toàn cầu trong 5 năm tới
- ·EU loại Bahamas và Seychelles khỏi danh sách đen “thiên đường thuế”
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Nga sẽ khó thay đổi chính sách sản lượng tại cuộc họp sắp tới của OPEC+
- ·Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/3
- ·Mỹ kêu gọi các nền kinh tế APEC tăng cường năng lực sản xuất
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Cô gái tiết kiệm nhất Nhật bản chỉ ăn 43 nghìn đồng/ngày sở hữu 3 biệt thự
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Chuyện lạ đời ở núi Cô Tiên, Khánh Hòa
- ·Chính sách lãi suất âm có mang lại hiệu quả như mong muốn?
- ·Nga lạc quan về khả năng xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục trong năm nay
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·4 loại cây phong thuỷ 'mời gọi' thần Tài, hút tài hút lộc về cho gia đình
- ·Thách thức về di cư
- ·Hàn Quốc và EU thảo luận chuỗi cung ứng, an ninh kinh tế
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất bán dẫn