【1 nhà cái】Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính

 人参与 | 时间:2025-01-12 22:57:32

Chiến lược nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 2024-2026

Chia sẻ về chiến lược nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2024 - 2026,ăngcườnghoạtđộngkhoahọcvàcôngnghệtrongngànhTàichí1 nhà cái TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, kế thừa định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2022 - 2024; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ; chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Tài chính và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ; các giải pháp thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030 và các chiến lược ngành.

Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính
PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đức Việt.

Vì vậy, việc định hướng Chiến lược nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Tài chính giai đoạn 2024-2026 tập trung vào 7 nhóm vấn đề, trong đó có 6 vấn đề trọng tâm và một số nội dung khác.

Kinh tế Việt Nam còn nhiều rủi ro, thách thức

TS. Lê Thị Thùy Vân cho hay, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát tăng cao, nhiều quốc gia thực hiện thắt chặt nhanh chính sách tiền tệ; thị trường chứng khoán thế giới có nhiều biến động và giảm điểm. Kinh tế Việt Nam còn nhiều rủi ro, thách thức và sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; cầu thế giới thấp tác động đến xuất khẩu; rủi ro từ thị trường tài chính và bất động sản; dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 sẽ giảm xuống 6,5-7,2% (từ mức 8,02% năm 2022), năm 2024 mặc dù dự báo tăng nhưng cũng chỉ đạt 6,8% (IMF).

Theo TS. Lê Thị Thùy Vân, nhóm vấn đề thứ nhất là nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Trong đó, nghiên cứu đánh giá Luật Ngân sách nhà nước (NSNN), hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý nợ công, công tác quản lý, sử dụng tài sản công; hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN, hoàn chỉnh thể chế quản lý thuế, hải quan.

Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, quản lý giá, thẩm định giá và các dịch vụ tài chính khác; nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới sáng tạo, các cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù áp dụng một số tỉnh, thành phố lớn; cơ chế, chính sách tài chính để chuyển đổi số quốc gia.

Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề về kinh tế vĩ mô;

Thứ ba, nghiên cứu về chính sách tài chính quốc gia, chính sách và quản lý tài chính công;

Thứ tư, nghiên cứu về chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp, ngành kinh tế;

Thứ năm, nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Đức Việt.

Thứ sáu, nghiên cứu về kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế về tài chính, như xu hướng vận động, các hình thái hợp tác kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - tài chính của các nền kinh tế lớn; cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với các quy định và cam kết trong khuôn khổ đa biên, khu vực và song phương, đa phương; việc thực thi và đánh giá tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập về tài chính trong các khuôn khổ song phương và đa phương; các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an ninh tài chính quốc gia.

Nghiên cứu khoa học phát triển lên một tầm cao mới

Theo PGS.TS Ngô Thanh Hoàng - Trưởng ban Quản lý khoa học (Học viện Tài chính), có thể nói các hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính nói chung và hoạt động nghiên cứu cấp cao nói riêng trong thời gian qua đã phát triển lên một tầm cao mới cả về chất và lượng. Trong các hoạt động để thúc đẩy chất và lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính, có hai hội thảo quốc tế thường niên, hội thảo thứ nhất là “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa”. Đây là hội thảo tổ chức được 6 năm, hội thảo diễn ra với vấn đề đương đại khác nhau bao gồm cả lý luận và thực tiễn, gắn với mảng kinh tế và kinh doanh rộng lớn bao trùm lên các hoạt động khác.

Hội thảo thứ hai là “Tài chính - kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”, Học viện chọn quan điểm phát triển chiến lược của Đảng là phát triển kinh tế tư nhân, ngoài bao trùm về tài chính - kế toán, còn gắn với phát triển kinh tế tư nhân. Hội thảo này cho phép nhà khoa học Học viện Tài chính cũng như các đối tác nghiên cứu cả vấn đề lý luận và thực tiễn và các vấn đề đương đại. Hội thảo đã tổ chức được 5 năm. Như vậy, với 2 mảng này, hội thảo bao trùm hầu hết các nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các trường khối kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính-kế toán.

Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành Tài chính
TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tham luận tại tọa đàm.

PGS.TS Ngô Thanh Hoàng cho biết, qua hai hội thảo, học viện đã mời hầu hết đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu lớn về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - kế toán, có năm học viện đã nhận được bài viết của khoảng 40 trường, viện trong và ngoài nước. Thông qua hai hội thảo, học viện đã kết nối, liên thông được các vấn đề nghiên cứu học thuật, kinh tế đương đại, vấn đề chính sách giữa các nhà khoa học Học viện Tài chính với nhà khoa học trong nước và đặc biệt là các nhà khoa học quốc tế.

Thông qua những nhà khoa học lớn, học viện đã kết nối được trên toàn cầu với hơn 30 nhà khoa học lớn trên thế giới, trong thời gian tới, học viện tiếp tục nghiên cứu và kết nối với nhà khoa học, các trường, viện để phát triển học thuật cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính…

Tại tọa đàm, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến và đưa ra các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ của ngành Tài chính trong giai đoạn tới. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp và nội dung hợp tác giữa Học viện Tài chính và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

Coi trọng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, Học viện Tài chính thực hiện sứ mệnh: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội". Với truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính luôn coi trọng chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế…

Trong những năm qua, học viện đã và đang triển khai nghiên cứu khối lượng khá lớn các đề tài, đề án... ở tất cả các cấp (cấp cơ sở, cấp bộ, tỉnh, cấp nhà nước). Số lượng công trình nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu của giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên ngày càng tăng. Đặc biệt, đã có một số công trình khoa học phối hợp với nước ngoài nghiên cứu về phát triển kinh tế quốc tế và quốc gia, đã có những bài báo công bố trên tạp chí khoa học và hội thảo quốc tế có uy tín với sức lan tỏa cao. Cùng với đó, học viện cũng đã tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế.

顶: 56422踩: 91522