【nhận định shakhtar donetsk】Khắc họa chân dung văn nghệ sĩ bằng thơ

  发布时间:2025-01-25 18:09:35   作者:玩站小弟   我要评论
Tập thơ “Người trong bóng chữ” của nhà thơ Từ Dạ Thảo khắc họa 123 văn nghệ sĩTập thơ với tựa đề “Ng nhận định shakhtar donetsk。

Tập thơ “Người trong bóng chữ” của nhà thơ Từ Dạ Thảo khắc họa 123 văn nghệ sĩ

Tập thơ với tựa đề “Người trong bóng chữ” của nhà thơ,ắchọachândungvănnghệsĩbằngthơnhận định shakhtar donetsk nhà báo Từ Dạ Thảo (tên thật Phạm Xuân Hùng, hiện đang công tác tại VTV8, TP. Đà Nẵng) vừa được ra mắt tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh đã để lại rất nhiều cảm xúc với công chúng quan tâm. Tập thơ bao gồm 123 bài thơ là 123 chân dung tác giả hoạt động ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Nhiều nhận định đồng quan điểm đây là tác phẩm khá đồ sộ, vượt xa “Chân dung nhà văn” của tác giả Xuân Sách (1992).

Ở đó, người đọc sẽ bắt gặp được hình bóng nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến, Đỗ Nhuận, Trần Hoàn, Vũ Đức Sao Biển, Lam Phương, họa sĩ Đinh Cường, đạo diễn Trần Văn Thủy. Riêng ở lĩnh vực văn học, có rất nhiều tác gia tiêu biểu thuộc nhiều thế hệ khác nhau, như Nhất Linh, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Huy Cận, Xuân Diệu, Bùi Giáng, Tô Hoài, Tố Hữu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lưu Quang Vũ…

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Phú Phong và chính là người thầy của nhà thơ Từ Dạ Thảo nhận xét đây là một “tập đại thành” về chân dung tác giả. Theo ông, người làm thơ chân dung không chỉ có tư duy, cảm xúc của một nhà thơ mà còn đòi hỏi năng lực của nhà phê bình. Không chỉ am hiểu hành trang cuộc đời tác giả mà còn đọc toàn bộ hoặc những tác phẩm chủ yếu, mới có thể tạo nên bức chân dung tinh thần. Ngoài ra, phải am tường rất nhiều loại hình nghệ thuật của các tác giả đa tài hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

“Tôi nể phục sức đọc và sự quan sát, phát hiện một cách tinh nhạy của Từ Dạ Thảo… Không phải tác giả nổi tiếng nào cũng lọt vào tầm ngắm của Từ Dạ Thảo. Với con mắt của nhà phê bình, anh chỉ chọn những tác giả nào có vấn đề và mình có sự am tường để luận bàn, phân tích”, nhà phê bình Phạm Phú Phong đánh giá khi đọc bản thảo tập thơ.

Với thể thơ tự do được vận dụng một cách phóng túng, Từ Dạ Thảo đã khắc họa thần sắc thế giới tinh thần của các văn nghệ sĩ bằng những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài dài nhất 28 câu, bài ngắn nhất 4 câu, phần nhiều là 12 câu. Trong đó, chân dung được Từ Dạ Thảo “vẽ” dài nhất đó là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và được xem đó là bức chân dung hay, đẹp nhất trong tập thơ này. Bức chân dung người nhạc sĩ họ Trịnh dù dài nhưng vẫn không thừa, không thiếu. Điều này chứng tỏ cái nhìn tinh tường, am hiểu và chọn lọc kỹ càng của Từ Dạ Thảo. Hay như phận đời chìm nổi của nhà văn Phùng Quán qua “nét vẽ” của nhà thơ rất chân thật: “vượt Côn Đảo muôn trùng sóng gió/ lời mẹ dặn mang theo khắc cốt ghi tâm”.

Không phải đơn giản mà khắc họa được một bức chân dung trong một tác phẩm ngắn gọn nhưng súc tích, cô đọng như thế. Mỗi bức tranh đã ôm trọn một bức chân dung, đặc tả một cách chi tiết, cho thấy “họa sĩ” thi ca Từ Dạ Thảo rất am tường cuộc đời mỗi nhân vật và chất chứa sâu thẳm bên trong tình cảm, sự đồng cảm và lòng mến mộ cho các bậc tiền bối. Có thế mới nắm được bố cục chặt chẽ, thần thái của mỗi tác phẩm.

Đọc tập thơ này người ta sẽ thấy rõ Từ Dạ Thảo đã sử dụng mô thức lắp ghép tựa đề hoặc nội dung, các câu chữ của tác giả để tạo nên chân dung tác giả ấy. Việc này đã khó nhưng không khó bằng những bình luận, tổng kết của Từ Dạ Thảo trong mỗi nhân vật để làm nên một bức chân dung đích thực. Bức tranh ấy có đôi mắt, linh hồn của tác phẩm.

Đặc biệt hơn nữa, 123 bài thơ này được Từ Dạ Thảo sáng tác trong vòng chưa đầy 4 tháng trong năm 2021 với thời điểm dịch COVID-19 bùng phát và Đà Nẵng là nơi ảnh hưởng nặng nề, với nhiều lần bị phong tỏa nghiêm ngặt. Điều này cho thấy, ngoài việc lao động một cách miệt mài, nghiêm túc trong một thời gian ngắn nhưng khẳng định được vốn tích lũy hàng chục năm đọc, tìm tòi, nghiên cứu của Từ Dạ Thảo về những tác giả mà anh đặt bút để “vẽ”.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

相关文章

最新评论