您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【vizela vs】Kinh doanh tại Campuchia: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì? 正文

【vizela vs】Kinh doanh tại Campuchia: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

时间:2025-01-10 19:42:50 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Gian hàng Việt tại Campuchia. Ảnh: TL.Theo Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), vizela vs

Gian hàng Việt tại Campuchia. Ảnh: TL.

TheạiCampuchiaDoanhnghiệpViệtcầnlưuýgìvizela vso Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), do tình hình địa lý thuận lợi, là nước láng giềng có đường biên giới chung đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Campuchia, 10 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ; thị hiếu của người Campuchia khá tương đồng với người Việt… nên hàng hóa của Việt Nam rất dễ dàng thâm nhập thị trường Campuchia.

Tuy nhiên, theo Tham tán thương mại tại thị trường Campuchia, hiện có nhiều sản phẩm Thái Lan cũng tương đồng với hàng của Việt Nam và đang ồ ạt thâm nhập vào Campuchia, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Để giữ uy tín và đứng được tại thị trường Campuchia, Bộ Công thương khuyến cáo các DN nên có phương thức kinh doanh bài bản hơn, như: mở các văn phòng đại diện, đầu tư hệ thống phân phối, làm bao bì riêng… Cách làm này tuy chi phí cao nhưng tạo dựng được hình ảnh và giúp hàng hóa tiêu thụ tốt.

Một lưu ý rất quan trọng, đó là khi DN xây dựng thương hiệu của mình phải gắn liền với thương hiệu quốc gia. Bởi lẽ, đa phần người tiêu dùng Campuchia chỉ biết là hàng Việt Nam chung chung, chứ không phân biệt sản phẩm của từng doanh nghiệp.

Một trong những thông tin các DN nên biết, đó là người Campuchia gốc Hoa thường kinh doanh rất bài bản, uy tín, nên dễ xúc tiến việc kinh doanh ngay trong lần giao dịch đầu tiên. Trong khi đó người Campuchia gốc cũng coi trọng chữ tín nhưng cách làm còn dè dặt vì chưa tin tưởng đối tác ngay lần đầu nên sẽ thận trọng hơn.

Theo các chuyên gia thương mại, để thâm nhập sâu vào thị trường Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập mạng lưới phân phối không chỉ hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn hàng của các nước khác, nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng nước sở tại.

Các Tham tán thương mại cũng cho rằng, phát triển hệ thống phân phối nên theo hướng từ chợ truyền thống rồi mới đến siêu thị. Bởi chợ ở Campuchia vẫn là kênh mua sắm truyền thống được nhiều người sử dụng.

Một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, đó là DN cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo và cải tiến bao bì, mẫu mã… Nếu thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng, mẫu mã, hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với sản phẩm các nước khác và giành vị thế dẫn đầu tại thị trường đầy tiềm năng này./.

Hạnh Chi