Mạng xã hội này cho biết họ đang làm việc với những người kiểm tin bằng tiếng Do Thái và Ả Rập,ágầnbàiđăngdosứcéptừEUvềtìnhtrạngtinsailệket qua ukraine để chặn một số hashtag nhất định, cũng như tiến hành một số biện pháp khác nhau sau khi ủy viên thị trường nội khối EU Thierry Breton gửi lời cảnh báo đến CEO Mark Zuckerberg rằng công ty phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng nội dung bất hợp pháp xung quanh cuộc chiến Israel và Hamas.
Trong những ngày đầu tháng 10/2023, Meta xoá số lượng nội dung vi phạm chính sách nhiều gấp bảy lần so với hai tháng trước đó. Công ty cho hay, tổ chức bị Mỹ, EU và Anh đưa vào danh sách khủng bố sẽ bị cấm sử dụng nền tảng, cũng như cấm mọi tài khoản khác thực hiện hoạt động hỗ trợ bao gồm động viên hoặc đóng góp thực chất.
Song, Facebook khẳng định “quyền tự do diễn ngôn chính trị và xã hội”, chẳng hạn như đưa tin, các vấn đề liên quan đến nhân đạo hoặc thảo luận mang tính học thuật và trung lập.
Tương tự như trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, những bức ảnh và video chưa được xác minh có mô tả bạo lực đã lan tràn trên mạng xã hội. Người dùng trên nền tảng X, trước là Twitter, thường xuyên sử dụng các video từ trò chơi điện tử và lan truyền đường liên kết tin ẩn khiến người đọc càng khó khăn trong việc tiếp cận tin nóng.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng lần này là bài test lớn đầu tiên với Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU, có hiệu lực vào đầu năm 2023. Theo đó, các công ty buộc phải tăng cường kiểm duyệt nội dung và hạn chế tình trạng lan truyền thông tin sai lệch. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp có thể bị phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu hằng năm hoặc cấm hoạt động trong toàn khối.
Meta cho biết họ đang tăng cường can thiệp kiểm duyệt nội dung, tránh đề xuất nội dung vi phạm và giảm khả năng hiển thị các bình luận có tính chất xúc phạm trên Facebookvà Instagram.
Chính sách mới bao gồm các hạn chế về việc sử dụng tính năng Live trên Facebook và Instagram đối với những người trước đây từng vi phạm.
(Theo Bloomberg)