当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bảng xếp hạng ấn độ 1】4 giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp

【bảng xếp hạng ấn độ 1】4 giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp

2025-01-26 01:18:25 [World Cup] 来源:Empire777

4 giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp

Tại Hội nghị bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp,ảiphápnângcaokhảnăngtiếpcậntíndụngchodoanhnghiệbảng xếp hạng ấn độ 1 tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế diễn ra tại Hà Nội ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước.

Đến ngày 29/8, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).

Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, việc triển khai các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: 

Nhóm giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; Nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bát động sản); Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; Nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.           

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế nói chung, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn rất quan tâm, trăn trở, cầu thị, lắng nghe ý kiến từ các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, qua đó có nhiều giải pháp chỉ đạo sâu sát, kịp thời nhằm bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn,… để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái điều hành Hội nghị. 

Ngân hàng đang lo chữa "bệnh thừa tiền”

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Theo ông Tú, dù Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê).

Ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn và cũng không muốn vay.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế. 

Do đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị. 

Theo Chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cần phải có cách nhìn và giải pháp tổng thể cả trong hệ thống kinh tế cũng như trong hệ thống ngân hàng.

Theo ông, cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ, nhất là trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều, cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh chính sách tài khóa.

Bên cạnh đó, cần tính đánh giá, toán kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,…

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Phải làm sao mở ra được các thị trường cho doanh nghiệp, bởi khi thị trường tắc thì không lĩnh vực nào thông được.

Ông Thiên cũng cho rằng, trong giai đoạn hiện nay nên tính toán tiếp tục đẩy mạnh các chính sách tài khóa ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế đảm bảo "đủ mức, đủ độ",… "Đây là câu chuyện rất khó về cơ chế. Nhưng khó mới cần phải làm", ông Thiên nói.

Ngân hàng đã 'thừa tiền', có doanh nghiệp còn muốn trả lại tiền vayPhó Thống đốc Đào Minh Tú kể, có nhân viên ngân hàng nói với ông rằng, nhiều doanh nghiệp không những không có nhu cầu vay mà còn "đòi" trả lại tiền mới vay.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读