当前位置:首页 > World Cup

【truc tiep bong da hon nay】Bộ trưởng Bộ Tài nguyên: Lũ lụt, thiên tai không phải do thủy điện

Công chức hải quan và hành trình thiện nguyện về vùng lũ miền Trung!
Thứ trưởng Bộ Y tế: Không để xảy ra dịch bệnh,ộtrưởngBộTàinguyênLũlụtthiêntaikhôngphảidothủyđiệtruc tiep bong da hon nay không để người dân vùng lũ ăn mỳ tôm dài ngày
Thủ tướng: Tài chính không phải chỉ giữ tiền mà phải làm tiền đẻ ra tiền
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình trước Quốc hội.

Đánh giá cụ thể hơn về thực trạng rừng

Mở đầu, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của người dân, tinh thần dân tộc hết sức quý giá trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, lũ lụt.

Trong năm đặc biệt 2020 với dịch bệnh và thiên tai chưa từng có, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những chỉ đạo hết sức kịp thời. Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về giãn cách xã hội để ứng phó Covid-19, được người dân chấp hành hết sức nghiêm túc. Thủ tướng cũng yêu cầu sửa ngay Nghị định về ủng hộ, từ thiện trong thiên tai, bão lũ... Đây là những bài học quý báu cần được rút ra.

Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu đề cập trong các phiên thảo luận trước.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trong những ngày qua, Bộ trưởng đã lắng nghe các ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội trước thiên tai và hậu quả ở miền Trung. Bộ trưởng chia sẻ với những mất mát của miền Trung, những khó khăn, gian khổ của các lực lượng đang khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn do thiên tai.

Bộ trưởng cho biết, theo các thống kê, xu hướng cực đoan của thời tiết, khí hậu trên toàn cầu đang tăng lên. Đảng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo các chương trình nghiên cứu lũ quét, lũ lụt ở miền Trung và Tây Nguyên, về sạt lở đất và cảnh báo sạt lở ở miền Trung, Tây Nguyên.

Về các vụ việc xảy ra vừa qua, Bộ trưởng cho rằng phải có nghiên cứu độc lập của các cơ quan khoa học để đánh giá đầy đủ, nhưng theo thông tin cho tới nay, nguyên nhân là do tổ hợp các dạng thiên tai như 4 cơn bão liên tiếp, lượng mưa vượt qua các chỉ số đo lịch sử, như Quảng Nam có nơi mưa tới 500 mm một ngày, có nơi từ 2.000 đến 4.000 mm.

Các số liệu cho thấy, các điểm sạt lở như ở trạm kiểm lâm 67, Trà Leng, Trà Vân, Phước Lộc (Phước Sơn), đoàn 337… có độ cao từ 300-900 m nên ở đây không có vấn đề do thủy điện. Toàn bộ khu vực này nằm trong đứt gãy địa chất, do phong hóa, đất cát sét sỏi độ gắn kết rất thấp, địa hình dốc, tạo ra độ trượt, tạo ra đứt gãy…; cộng thêm lượng mưa lớn gia tăng trọng lượng trượt. Chúng ta cũng phải đánh giá cụ thể hơn về thực trạng rừng tại các khu vực này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Cái gì cũng có mặt trái

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu rằng lũ lụt, thiên tai có một phần nguyên nhân do thủy điện.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng đối với các dự án thủy điện, chúng ta cần có tầm nhìn sau 30-40 năm để có chế tài buộc DN tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định lũ lụt, thiên tai không phải lỗi do thủy điện. Cũng theo Bộ trưởng, việc điều tiết các hồ chứa trong khu vực nhịp nhàng, chặt chẽ như vừa qua đã làm giảm lũ từ 30 đến 70% cho vùng hạ du. Cùng với đó, các hồ chứa cũng có hiệu quả trong chống hạn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra thách thức về tư duy phát triển, về phát triển bền vững, về tăng trrưởng xanh. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Lúc này, dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng Bộ trưởng cho rằng cần sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, đầu tư nguồn lực để thực hiện các mục tiêu môi trường trong thực tế.

Ấn nút tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhắc lại câu chuyện xây dựng thủy điện sông Đà với mục tiêu ban đầu là trị thủy, sau đó mới tới phát điện. Nhờ có thủy điện này mà Hà Nội tránh được các trận lụt lịch sử, còn trước đó, như năm 1971, chúng ta phải phá đê để "cứu" Hà Nội.

Tuy nhiên, theo đại biểu, mặt trái của thủy điện cũng tồn tại, như một số chủ đầu tư lạm dụng công trình để trục lợi thông qua phá rừng. Do đó phải đánh giá khách quan, nhiều chiều về hiệu quả và tác động của thủy điện. Cần xử lý nghiêm, lên án các chủ thể vi phạm pháp luật do lợi ích nhóm gây ra, không vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện.

Tham gia nội dung này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, khi có chủ trương đầu tư một dự án thủy điện, trước hết các dự án này đều phải được bổ sung vào quy hoạch, trong đó có các tiêu chí về sử dụng đất thực hiện dự án. Địa phương quyết định việc bổ sung quuy hoạch. Sau khi được thông qua, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xin ý kiến các bộ, ngành liên quan để đảm bảo phù hợp với các quy hoạch khác nhau. Các dự án thủy điện phải đăng công khai đánh giá tác động về môi trường…

Đối với các dự án thủy điện hết vòng đời dự án, luật và các văn bản dưới luật đã quy định chủ đầu tư phải đánh giá lại an toàn hồ đập, có phương án tháo dỡ cụ thể. Chủ đầu tư dự án điện mặt trời có trách nhiệm xử lý các tấm pin khi đã hết thời gian sử dụng.

Đại biểu Đỗ Ngọc Định (Khánh Hòa) bày tỏ đồng tình và cho rằng các dự án thủy điện luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Theo đại biểu, các mặt tiêu cực đang được Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ thì chúng ta phải ủng hộ. Đại biểu đồng tình các giải pháp Bộ Công Thương đang thực hiện với quan điểm nhận thức được tiêu cực, hạn chế thì sẽ có giải pháp kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả hơn.

分享到: