Cân đối nguồn vốn để đảm bảo đầu tư hiệu quả
Tại kỳ họp thứ 22,ảngNinhĐảmbảophânbổhợplýnguồnvốnđầutưcôngnăbongdaketqua Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh đã điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 xuống mức hơn 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm. Tỷ lệ giải ngân hiện đạt trên 41% so với mục tiêu đề ra, thấp hơn mức 44,6% cùng kỳ năm 2023. Việc điều chỉnh này nhằm đáp ứng sự thay đổi trong nguồn thu ngân sách và nhu cầu sử dụng vốn trong giai đoạn 2021-2025.
Để tối ưu hóa nguồn lực đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ động xây dựng kế hoạch vốn năm 2025, trình HĐND và được phê duyệt tại Nghị quyết số 212/NQ-HĐND vào ngày 10/7/2024.
Theo kế hoạch, tổng nguồn vốn đầu tư công dự kiến cho năm 2025 sẽ đạt trên 13.400 tỷ đồng, trong đó, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương là hơn 557 tỷ đồng. Còn lại hơn 12.800 tỷ đồng là từ ngân sách địa phương, bao gồm hơn 9.800 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh và hơn 3.000 tỷ đồng từ ngân sách huyện. Kế hoạch này thể hiện sự chủ động của tỉnh trong việc cân đối nguồn vốn để đảm bảo đầu tư hiệu quả và bền vững.
Dự án cải tạo, nâng cấp Trường THCS thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) đang được triển khai thi công. Ảnh M.T |
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu UBND các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần phải tập trung tháo gỡ, thực hiện đồng bộ các thủ tục pháp lý liên quan khi thu hồi đất, GPMB, giải quyết chính sách, bố trí tái định cư; chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình trước các cơ quan có thẩm quyền về việc không làm tốt trách nhiệm GPMB. |
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã xác định ưu tiên sử dụng vốn đầu tư cho các khu vực cần thiết, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội lâu dài. Kế hoạch được xây dựng chi tiết nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng, đảm bảo rằng nguồn lực đầu tư công sẽ được phân bổ hợp lý, tập trung cho các lĩnh vực có khả năng tạo ra ảnh hưởng lớn và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
Tại cuộc họp giao ban công tác xây dựng cơ bản Quý IV/2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã yêu cầu đẩy mạnh việc thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thực thi công vụ liên quan vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng, quản lý tài sản công. Đồng thời, các cơ quan đơn vị, chủ đầu tư rà soát đánh giá lại từng nội dung tồn tại của mỗi dự án, công trình để đánh giá rõ nguyên nhân và tìm giải pháp thực hiện. Các chủ đầu tư cần nhìn nhận lại để tìm ra những vướng mắc, nghiêm túc đôn đốc thực hiện công việc.
Ưu tiên nguồn vốn vào các công trình trọng điểm
Nguồn vốn đầu tư công năm 2025 sẽ được HĐND tỉnh Quảng Ninh và các địa phương phân khai chi tiết theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước cùng các nghị quyết liên quan như Nghị quyết số 303/NQ-HĐND ban hành ngày 9/12/2020 và Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 12/7/2023. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn nhấn mạnh việc tuân thủ theo chỉ đạo của Trung ương và quy định pháp luật, đặc biệt là đảm bảo ưu tiên cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu phân bổ vốn tập trung vào các dự án trọng điểm, hướng tới tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng phân tán và dàn trải.
Theo đó, nguồn vốn đầu tư công năm 2025 sẽ được quản lý tập trung và thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; đồng thời sẽ được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương tự chủ trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch. Sau khi phân cấp, nguồn vốn sẽ được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) và bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Dự án Khu tái định cư phường Phong Hải (giai đoạn 2) (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đang được đẩy nhanh thi công. Ảnh H.T |
Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh sẽ ưu tiên phân bổ vốn sẽ được thực hiện theo thứ tự: thanh toán các khoản nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng, bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành nhưng chưa được cấp đủ.
Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng sẽ được tập trung vào các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là các dự án trọng điểm mang lại tác động lớn đến nền kinh tế của tỉnh, và các dự án sử dụng vốn ODA hoặc vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng). Đồng thời, các chương trình, dự án quan trọng theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh cũng sẽ được đảm bảo vốn để hoàn thành đúng tiến độ.
Trong kế hoạch, nguồn ngân sách trung ương sẽ được phân bổ cho dự án đường ven sông nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến Đông Triều (giai đoạn 1). Ngân sách tỉnh sẽ phân bổ 1.000 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương theo tiêu chí, hơn 780 tỷ đồng để thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, và 310 tỷ đồng cho các dự án đã hoàn thành trước năm 2023 nhưng chưa được bố trí đủ vốn. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ dành trên 5.600 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp và hơn 2.000 tỷ đồng cho các dự án khởi công mới.
Việc đầu tư đồng bộ, hợp lý không chỉ tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai khoảng 39 dự án chuyển tiếp và khoảng 10 dự án khởi công mới thuộc các ngành quan trọng như giao thông, nông nghiệp, giáo dục, y tế và văn hóa. Các dự án này, khi hoàn thành, sẽ đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở kỹ thuật và các thiết chế văn hóa của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong giai đoạn tới. |