Chúng tôi tìm đến Viện bỏng Quốc gia thăm bé Giàng Thị Ngọc (7 tuổi) theo lời giới thiệu nhờ giúp đỡ của một bác sĩ ở trong khoa Bỏng trẻ em. Hôm chúng tôi đến,ếngkhócxélòngcủabégáidântộcbịbỏnglửađiệntoànthâlịch thi đấu bóng đá cúp nhà vua tây ban nha bé Ngọc mới được chuyển từ khoa Hồi sức cấp cứu lên được ít ngày. Trải qua hơn 2 tuần điều trị, giành giật sự sống, đến giờ, tình trạng của bé Ngọc vẫn còn rất phức tạp. Khắp cơ thể bé quấn đầy băng trắng, thường xuyên kêu đau. Mỗi lần thay băng vết thương, bé lại gào khóc hoảng loạn. Nghe tiếng rên vì đau đớn của con, đôi vợ chồng trẻ như đứt từng khúc ruột.
Gặp chị Hảng Thị Cháu (SN 1994, ở bản Phố, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) người phụ nữ dân tộc hiền lành, chân chất đang vụng về chăm con. Và điều khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên bởi sự thật thà của chị: “Các bác ơi giúp mẹ con em với. Tiền bán đi con bò giống đã đóng viện phí cho cháu hết rồi. Bác sĩ nói cần phải bồi dưỡng cho cháu nhưng bây giờ vợ chồng em chẳng còn đồng nào nữa”. Kể từ ngày con gái gặp nạn, vợ chồng chị phải thay nhau bồng bế con cả ngày lẫn đêm mà không dám chợp mắt. Bé Ngọc khóc liên tục đặc biệt là vào ban đêm, bé khóc gần như không ngớt cơn nấc nghẹn do vết thương bỏng sâu đau đớn. Nhớ lại ngày tai họa ập đến với con gái mình, anh Giàng Mý Lành (SN 1987) vẫn còn run run. Đó là trưa ngày 23/5, trong lúc hai vợ chồng đi làm nương trên đồi, bé Ngọc ở nhà cùng với 2 đứa trẻ nhỏ con nhà bác ruột. Trong lúc chơi đùa chiếc đồ chơi rơi vào cạnh bốt điện. Khi bé Ngọc chạy lại nhặt thì bị dòng điện phóng lửa cháy khiến toàn thân bị bỏng nặng. Sau khi sự việc xảy ra, bé Ngọc được mọi người đưa đến bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh cấp cứu. Do tình trạng bỏng nặng phức tạp, các bác sĩ đã chuyển gấp bé lên Viện Bỏng Quốc gia tiếp tục điều trị.
Nhận định về bệnh tình của bé Ngọc, PGS.TS Hồ Thị Xuân Hương (Khoa Chăm sóc bỏng trẻ em) - người trực tiếp điều trị cho cháu không khỏi ái ngại: “Bé Giàng Thị Ngọc bị bỏng lửa điện 22%, trong đó 10 % độ 4, 5. Những vết bỏng bé mắc phải ở diện rộng nên việc điều trị phải kéo dài. Bố mẹ là người dân tộc kinh tế khó khăn nên thời gian tới việc điều trị cho cháu với chi phí rất tốn kém sẽ là quá sức”. Là người dân tộc Mông sống ở vùng miền núi vùng sâu vùng xa, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào việc trồng ngô, và lúa. Đưa con xuống viện, vợ chồng đi vay mượn khắp nơi trong bản cùng với bán con bò giống mới được hơn chục triệu đồng. Chi phí cho con nằm viện điều trị từ ngày gặp tai nạn đến giờ, số tiền gia đình có cũng đã cạn. Mỗi ngày tiền thuốc, bỉm, sữa cho con, bữa ăn hàng ngày cả hai vợ chồng tiêu tốn cả vài trăm nghìn. Anh Lành bảo, với số tiền ấy cũng đã bằng cả tháng gia đình chi tiêu. Bởi vậy, ở bệnh viện, hai vợ chồng không dám chi tiêu, ăn uống thì nhờ vào suất từ thiện.
Hiện nay, bảo hiểm chi trả 100% chi phí điều trị cho Ngọc vì cháu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt lâu dài để bố mẹ ở lại chăm sóc con và các loại thuốc điều trị tích cực không nằm trong bảo hiểm y tế cũng như các loại dinh dưỡng cần thiết cho bé phục hồi cũng đã là một khoản tiền lớn nằm ngoài khả năng của gia đình. Sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục phẫu thuật ghép da cho bé, nhiều loại chi phí cần trả vô cùng đắt đỏ. Với hoàn cảnh bất lực của gia đình lúc này, cơ hội cho bé được ghép da, phục hồi sức khỏe phụ thuộc hoàn toàn vào tấm lòng hảo tâm giúp đỡ của Quý bạn đọc. Phạm Bắc
|