Đây là đề xuất này của Bộ Xây dựng được đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể,âycôngtrìnhgâylúnnứtđổnhàhàngxómĐìnhchỉthicôtrận đấu ulsan hyundai theo dự thảo, trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng, gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại theo trình tự, thủ tục sau: Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại.
Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai.
Tại buổi thỏa thuận lần hai mà bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh căn cứ vào yêu cầu của bên bị thiệt hại, có xem xét đến đề nghị, giải trình của bên vi phạm.
Theo dự thảo, trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 7 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả.
Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.
Dự thảo nêu rõ, trong thời gian giải quyết nếu chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng thì cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ thi công. Trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì Chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.
Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn trong đêm ảnh hưởng khu vực lân cận gây khiếu kiện; để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công, xe chuyên chở vật liệu xây dựng và phế thải xây dựng để rơi vãi, gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục hậu quả; việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận…
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này.
Theo VGP