Cầu thủ Trường An thi đấu tại giải Futsal tỉnh Ngày đi làm,òcầuthủTrườty le nha cái chiều đến sân tập Trường An có mặt trong bản đồ bóng đá phong trào từ năm 2009. Sơ khai với 25 người, chủ yếu là “lính” trong doanh nghiệp của ông “bầu” Trần Trường Sơn. Mỗi ngày, sau giờ làm việc họ lại đến sân tập. Chuyện cơm áo gạo tiền là nỗi lo và để có thể yên tâm thi đấu, bầu Sơn lúc ấy phải trả công cho mỗi người 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Chia thành hai đội hình tập luyện, thi thoảng có các giải của Trung tâm Thể thao tỉnh tổ chức, họ mới có dịp được cọ xát kinh nghiệm. Hội tụ yếu tố trẻ, nhưng ban đầu, họ để lộ những đường chuyền còn vụng về, cả hàng công và thủ đều chơi theo kiểu ngẫu hứng. Bản thân “ông chủ” đội bóng Trường An là người không có nhiều chuyên môn thể thao. Làm chủ doanh nghiệp bộn bề công việc, đến chiều, anh đều gác lại để theo cùng đội bóng. Kinh nghiệm học được chỉ là những lần gặp gỡ, trao đổi với những người làm bóng đá tại Đoàn Bóng đá và Phòng Quản lý Thể dục thể thao. Ông bầu Trường Sơn chia sẻ, mọi thứ lúc ấy đều phải lên mạng tìm hiểu. Đam mê bóng đá và khát khao chuyên nghiệp, nhưng thực tế thời điểm ấy cũng chẳng khác người mù tìm đường. Nhìn Trường An, người ta liên tưởng đến trường hợp của Gibraltar - đội bóng của những người cảnh sát, thợ điện, thủ kho,… Liên đoàn bóng đá Gibraltar chỉ mới được UEFA (Liên đoàn bóng đá Châu Âu) công nhận năm 2013. Vòng loại Euro 2016 là lần đầu tiên đội bóng này góp mặt. Ít ai biết được, để thi đấu và tập luyện ở các giải, đại đa số cầu thủ Gibraltar phải cố gắng xin nghỉ việc vài hôm. Đội bóng bên kia châu lục có nhiều nét nghiệp dư như CLB bóng đá Trường An. Điểm chung dễ nhận thấy, cả hai đội đều đam mê trái bóng tròn đến kỳ lạ. “Áo mới” cho bóng đá phong trào Trường An có 15 lần nâng cao cúp vô địch tại các giải bóng đá khác nhau. Điều người hâm mộ thích thú là bất kể giải bóng trên sân cỏ nhân tạo, sân cỏ tự nhiên hay Futsal, họ đều thể hiện được lối chơi gắn kết nhuần nhuyễn, đặc biệt là những đường bóng ngắn, nhanh như trong bóng đá Futsal. Ở đội bóng Trường An, dù HLV lẫn cầu thủ chưa được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp nhưng chiến thuật “không chơi xấu” đã giúp họ “thay áo mới” cho bóng đá phong trào. Chính yếu tố này giúp họ tránh được nhiều lần dính thẻ. Các trận đấu mùa giải năm 2016, không trọng tài nào rút thẻ đó phạt cầu thủ Trường An, số thẻ vàng của đội bóng này cũng ít hơn nhiều so với các CLB bóng đá phong trào khác. Yếu tố không thể không nhắc đến là chiến thuật thi đấu. Họ thi đấu tự tin, phối hợp nhuần nhuyễn, thay đổi lối chơi linh hoạt tùy vào kịch bản trên sân nhưng vẫn phô diễn được kỹ thuật cao. Đáng chú ý nhất là Anh Nhân. Những đường chuyền sắc sảo cùng những pha lên bóng tốc độ, giàu kỹ thuật của Nhân luôn khiến cho đội bóng này đáng xem. Cũng vì thế, cầu thủ này là một trong số hiếm những chân sút phong trào của Huế được tập trung lên tuyển quốc gia thi đấu tại Asian Beach Games 2016 tại Đà Nẵng. Những năm qua, nỗi lo của nhiều CLB bóng đá Việt Nam là sự đầu tư. Ngay cả những đội bóng chuyên nghiệp như CLB Bóng đá Huế, túi tiền eo hẹp khiến giấc mơ chuyên nghiệp hơn nữa bị giới hạn. Còn những đội bóng phong trào, chưa đạt được tính chuyên nghiệp thì đội bóng của họ đã tan rã vì đá bóng kiểu “góp gió” khó tạo dựng được sức mạnh kỷ luật. Nhấn mạnh điều này để thấy Trường An tùy chưa phải là đội bóng hoàn hảo nhưng ít ra họ đã chuyên nghiệp hóa bóng đá phong trào. Nhìn vào Trường An, ta có quyền mơ tưởng, nếu đội bóng nào cũng được như thế, có thể bóng đá phong trào sẽ là những cái lò đào tạo ra tài năng. Bài, ảnh: LÊ HỮU PHÚC |