VHO - Trong thi đấu thể thao ai cũng muốn thắng,ỳvọngvàthựctếkèo hôm qua ai cũng muốn bước lên bục vinh quang cao nhất, nhưng không phải cứ muốn là được bởi giữa ước mơ và thực tế có khi lại là khoảng cách không thể lấp đầy.
Tinh thần quật cường
Sau khi “cày” nhọc nhằn xong lượt chèo ở tứ kết Olympic Paris 2024, tay chèo vừa bước sang tuổi 35 Phạm Thị Huệ đã có thể cười tươi, vì dù không thể cải thiện thứ hạng nhưng Huệ đã đạt được mục tiêu vượt qua chính mình. Thành tích 7 phút 56 giây 96 tại vòng tứ kết là thành tích tốt nhất của Huệ trong năm nay. Và đó cũng là thành tích giúp cô xếp thứ hai châu Á và thứ nhất Đông Nam Á ở vòng này.
Tay chèo thuộc đơn vị chủ quản là Đà Nẵng tâm sự: “Khi được có mặt trong tốp 24 thế giới để tranh chấp ở tứ kết, tôi đã biết tôi nằm ở vị trí thứ 24 rồi. Dù biết là như vậy nhưng tôi không muốn từ bỏ, vẫn cố vươn lên giống như tinh thần quật cường của người Việt Nam vậy. Sau khi xuất phát được 300m, tôi biết tôi đang là người cuối cùng trong đợt đua nhưng vẫn nhất quyết không bỏ cuộc. Tôi vẫn cố gắng chắc tay chèo thi đấu với ý chí mạnh nhất để về đích”.
Thực ra việc lọt vào tới tứ kết Olympic với Phạm Thị Huệ đã là một thành tích đáng ghi nhận. Bởi với vóc dáng nhỏ bé của người Đông Nam Á, việc đua tài với các đối thủ cao lớn vượt bậc ở một môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực đã là một nỗ lực lớn. Thế nên không có gì phải buồn, phải tiếc cho Huệ bởi cô đã chiến đấu hết mình, đã có được thành tích tốt nhất. Từ đó cho thấy được khát vọng, ý chí của con người Việt Nam và tinh thần không bao giờ từ bỏ trước khó khăn. “Trong thi đấu với tôi không có từ “giá như” và không có từ “có cơ hội làm lại lần sau”. Bởi mỗi cuộc đua khi kết thúc, tức là đã khép lại, tôi sẽ không bao giờ có thể thay đổi được thành tích. Vì thế tôi luôn nỗ lực tối đa, không từ bỏ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”, Phạm Thị Huệ bày tỏ.
Sau kỳ Olympic này, nữ VĐV kỳ cựu đã có thể trở về trong vòng tay thân thương của gia đình và kể chuyện với 2 cô con gái về Thế vận hội, về những nỗ lực tột độ cho lần đầu tiên ấy. Có thể 4 năm sau khi Olympic tiếp theo được tổ chức, Huệ sẽ không còn thi đấu nhưng với một VĐV có ý chí và nghị lực mạnh mẽ như cô thì không gì là không thể. Và đó cũng chính là lý do để Thể thao Việt Nam luôn để lại hình ảnh đẹp về những nỗ lực vượt khó.
Ý chí không từ bỏ
Còn với tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh, dù còn tiếc nuối vì đã bám đuổi sít sao nhưng cuối cùng vẫn không thể vượt qua tay vợt hơn tới 15 bậc trên bảng xếp hạng thế giới. Tuy nhiên với những gì đã thể hiện, Thùy Linh vẫn xứng đáng nhận được sự khen ngợi tại kỳ Olympic này. Sau trận thắng dễ ở lượt ra quân, Thùy Linh đã bước vào trận đấu gặp tay vợt Mỹ, gốc Trung Quốc Beiwen Zhang. Dù đối thủ rất mạnh nhưng Linh đeo bám quyết liệt và chỉ chịu thua với điểm số sát nút trong cả 2 séc, đều là 20-22.
Dù thua trận nhưng ngay khi rời sân, tay vợt Nguyễn Thùy Linh vẫn nhận được tràng pháo tay nhiệt thành của khán giả Pháp. Cô cũng được các hãng thông tấn lớn phỏng vấn ngay sau khi vừa kết thúc thi đấu. Bên ngoài sân nhóm cổ động viên cổ vũ đến khản cả giọng trong 2 hiệp Linh thi đấu, vẫn chờ sẵn. Dù việc chờ đợi cô là khá lâu vì sau khi thi đấu, VĐV còn phải dành thời gian thả lỏng. Dù mệt và tiếc nhưng khi thấy các CĐV đang đợi, Thùy Linh vẫn nở nụ cười tươi rói và hỏi thăm xem các VĐV mua vé có khó khăn không, hành trình đi đến đây thế nào. “Hot girl” của làng Cầu lông Việt Nam cũng dành thời gian chụp ảnh cùng các tình nguyện viên trước khi đi bộ ra bãi để xe rồi trở về Làng VĐV Olympic.
Dù mong ước là có thể tiến càng sâu càng tốt, nhưng thực tế khó khăn khiến tôi phải dừng bước dù đã thi đấu với hơn 100% sức lực. Tôi thực sự biết ơn tình cảm của mọi người và sẽ nỗ lực tập luyện, thi đấu tốt để đáp lại những tình cảm tốt đẹp đó.