【kqbd đêm qua va rang sang nay】Công khai, minh bạch tài sản công để chống thất thoát

时间:2025-01-10 11:17:07 来源:Empire777

cong khai minh bach tai san cong de chong that thoat

Việc quản lý tài sản công đã quy củ hơn, công khai, minh bạch hơn từ khi có Luật Quản lý, sử dụng TSNN 2008 (ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vân.

Công khai, minh bạch

cong khai minh bach tai san cong de chong that thoat
Để Luật ban hành có thể đi vào cuộc sống, khả thi và mang lại những hiệu quả tích cực, Ban soạn thảo sẽ tiến hành rà soát cụ thể kế hoạch triển khai, tổ chức hội thảo xin ý kiến trong phạm vi rộng; đồng thời tổ chức khảo sát thực tế tại một số đơn vị lớn để thu thập thêm nhiều tư liệu, hoàn thành tốt dự thảo chính thức.
cong khai minh bach tai san cong de chong that thoat

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí - Phó Trưởng Ban soạn thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công:

Quản lý tài sản Nhà nước (TSNN) là một lĩnh vực quản lý tương đối độc lập nằm trong tổng thể quản lý tài chính Nhà nước được hình thành từ năm 1994. Tuy nhiên, phải đến khi Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 thì việc quản lý, sử dụng TSNN mới trở thành một chuyên ngành quản lý theo hệ thống từ Trung ương đến các bộ, ngành, địa phương.

Tổng kết sau 6 năm thực hiện, Bộ Tài chính đánh giá: Luật Quản lý, sử dụng TSNN đã tạo lập khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho công tác quản lý, sử dụng TSNN trong khu vực hành chính sự nghiệp và từng bước tạo lập khung pháp lý để quản lý các loại tài sản khác, đồng thời đem đến nhiều hiệu quả thiết thực. Luật đã xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với TSNN; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quản lý, sử dụng TSNN. Theo đó, 63/63 tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã phân cấp mạnh cho cơ quan tài chính các cấp và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, tạo sự chủ động cho các đơn vị có điều kiện khai thác nguồn lực tài sản được giao và sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm. Ở các cơ quan Trung ương, có 17 bộ, cơ quan đã ban hành Quyết định về phân cấp quản lý TSNN theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSNN, trong đó đa phần là các đơn vị có số lượng tài sản lớn.

Điều quan trọng nhất khi có Luật Quản lý, sử dụng TSNN chính là việc hình thành và cập nhật kịp thời, tương đối chính xác về số lượng, giá trị, hiện trạng của TSNN trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN. Trên thực tế, trước khi có Luật, việc tổng hợp số liệu về TSNN chỉ được thực hiện thông qua tổng kiểm kê 5 năm hoặc 10 năm một lần. Số liệu kiểm kê không được đầy đủ do phải xử lý tập trung tại Trung ương nên thường công bố chậm hơn thời điểm kiểm kê khoảng 12-18 tháng và chi phí kiểm kê khá tốn kém. Nhằm thu thập đầy đủ số liệu về TSNN, năm 2009, Bộ Tài chính đã xây dựng Cơ sở dữ liệu về TSNN. Cho đến nay, cơ sở này đã tổng hợp được số liệu của 88.857 đơn vị, chiếm 99% tổng số đơn vị được giao quản lý, sử dụng TSNN. Tổng giá trị nguyên giá của TSNN được thống kê mới nhất là 1.646.448,95 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là đất là 692.372,26 tỷ đồng, tài sản là nhà 240.641,96 tỷ đồng, tài sản là ô tô 20.623,27 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản 45.911,83 tỷ đồng; tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng 6.257 tỷ đồng; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 616.067,63 tỷ đồng; công trình nước sạch nông thôn tập trung 24.575 tỷ đồng. Giá trị còn lại của số tài sản này hiện nay là 1.464.531 tỷ đồng.

Ngoài những kết quả đó, việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo Luật đã tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng ngân sách; đồng thời cũng là cơ sở để sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất, điều chuyển phương tiện đi lại trong toàn hệ thống để đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng,…

Cần Luật mới

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, song, Bộ Tài chính vẫn đang nghiên cứu xây dựng một Luật mới thay thế Luật Quản lý, sử dụng TSNN.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Luật mới trước hết là để khắc phục những hạn chế mà Luật hiện hành đã bộc lộ sau 6 năm triển khai. Đó là cơ chế quản lý còn phân tán. Vấn đề này hiện được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, chưa có luật chung để quy định nguyên tắc thống nhất trong quản lý tài sản công, trong đó Luật Quản lý, sử dụng TSNN chỉ điều chỉnh một bộ phận tài sản công nhất định. Quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản công cũng bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm nặng về hành chính, thiếu chuyên nghiệp; hiệu quả chưa cao; khả năng điều tiết và vai trò của cơ quan quản lý tài sản công còn hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu, sử dụng sai công năng, sai mục đích, lãng phí. Bên cạnh đó, việc quản lý một số loại tài sản công trong một số lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới, chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính; các cơ quan quản lý chưa nắm được tổng thể tài sản công, công tác hạch toán chưa đầy đủ, thống nhất, chưa gắn quản lý về giá trị với quản lý về hiện vật.

Hơn thế nữa, năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi với quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định pháp luật”. Đây là lần đầu tiên chế định về tài sản công được hiến định. Để triển khai thi hành Hiến pháp 2013, thời gian qua, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhiều luật liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, quyền sở hữu tài sản, ngân sách Nhà nước, kiểm toán Nhà nước, đầu tư công, đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,…và có nhiều tác động tới việc quản lý, sử dụng tài sản công.

“Từ những nguyên do đó, việc ban hành Luật mới là cần thiết để cụ thể hóa phạm vi tài sản công theo Hiến pháp, quy định chế độ quản lý, sử dụng và xác định vai trò của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với tài sản công, tạo lập sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản công.” – ông Thắng nhấn mạnh.

Coi tài sản là nguồn lực

Tới nay, Bộ Tài chính đã hoàn tất việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban cùng đại diện lãnh đạo những cơ quan quản lý khối lượng tài sản công lớn (Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính làm thành viên.

Đơn vị chủ trì là Cục Quản lý công sản cũng đã xây dựng dự thảo sơ lược của Luật với 12 chương và 146 điều với những quy định cụ thể từ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với tài sản công đến chế độ quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn Nhà nước, tài sản tại DNNN, cơ quan dự trữ Nhà nước, tài sản xác lập quyền sở hữu Nhà nước, đất đai, tài nguyên…

Cục trưởng Cục Quản lý công sản chia sẻ: Luật mới sẽ được xây dựng trên quan điểm đưa ra những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công; đổi mới phương thức theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ tài sản công cả về giá trị và hiện vật. Một quan điểm mà Ban soạn thảo Luật nhấn mạnh lần này là tiêu chí “coi tài sản công là nguồn lực quan trọng”, từ đó tạo cơ chế khai thác tài sản công hợp lý, tạo nguồn tài chính từ tài sản, đóng góp hiệu quả và phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường. Cùng với đó, Luật mới cũng sẽ yêu cầu quản lý tài sản bằng các công cụ hiện đại, hiệu quả; thực hiện công khai rộng rãi và minh bạch về tài sản, góp phần chống lãng phí, thất thoát; phát triển dịch vụ tài sản công theo xu hướng thị trường trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

Đặc biệt, với Luật mới, việc phân cấp quản lý tài sản sẽ được cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn trên cơ sở kế thừa những quy định hiện hành, phù hợp hơn với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, phân cấp ngân sách Nhà nước; tách bạch chức năng quản lý Nhà nước về tài sản công với quản lý việc khai thác, sử dụng tài sản công.

推荐内容