【italia u19】Triết lý sống "ai cũng phải học" của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:46:42

Triết lý sống "ai cũng phải học" của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM

Nguyễn VyNguyễn Vy

(Dân trí) - Dù đã 93 tuổi, ông Tương vẫn không muốn làm phiền con cháu, quyết định sống một mình trong căn nhà, tự bán hàng mưu sinh lúc tuổi già.

Sống lạc quan

12h, cái nắng của thành phố khiến căn nhà chật hẹp của ông Tam Tương (93 tuổi, ngụ tại quận 3, TPHCM) càng trở nên oi bức hơn. Căn nhà nằm trên đường Lê Văn Sỹ, bên trong để kín đồ đạc, hàng hóa, chỉ vừa đủ đặt một chiếc giường ngay giữa lối đi để ông Tương có thể ngả lưng.

Triết lý sống ai cũng phải học của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM - 1

Ông Tương ngồi bần thần trong căn nhà vỏn vẹn 8m2 của mình (Ảnh: Nguyễn Vy).

Dù đang chợp mắt ngủ, cụ ông vẫn bật dậy ngay lập tức khi vừa nghe tiếng gạt chống xe máy trước cửa tiệm.

"Cô chú mua gì, tôi bán cho", ông Tương cười xòa, để lộ mấy nếp nhăn xếp chồng trên mặt.

Thấy người mua nói bỏ quên tiền, hỏi thăm thông tin để chuyển khoản, ông Tương vội phất tay, bộc bạch: "Hôm sau rảnh thì đưa cũng được. Tôi già rồi, có biết cái đó là gì đâu".

Triết lý sống ai cũng phải học của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM - 2

Tuổi đã cao nên đôi mắt ông Tương lúc nào cũng ngấn nước (Ảnh: Nguyễn Vy).

Cụ ông cho hay dù người khác có thật sự quên mang tiền hay không, ông cũng không bận tâm. Bởi ở tuổi của ông, giúp được thêm một người đã là điều đáng quý.

Nói xong, cụ ông 93 tuổi quay vào trong chiếc giường, ngồi xuống một cách khó khăn. Ông Tương nói vì đã lớn tuổi, việc đi lại không còn nhanh nhẹn như trước. Ông chỉ tay về phía trước nhà, kể rằng mình từng 2 lần té gãy chân trong lúc dọn hàng. Vì thế, giờ đây chân của ông chỉ có thể đi khập khiễng.

Triết lý sống ai cũng phải học của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM - 3

Ông Tương tự kiếm tiền mưu sinh bằng cửa hàng tạp hóa (Ảnh: Nguyễn Vy).

Thế nhưng, tai ông lại rất thính. "Có lần trộm vào nhà, lợi dụng lúc tôi ngủ để lấy hộp tiền tôi đặt trước cửa. Nhưng vừa nghe tiếng rục rịch, tôi đã bật dậy ngay, nhờ vậy mới không mất tiền", ông Tương nói.

Hằng ngày, cụ ông chỉ ngủ có vài tiếng. Thỉnh thoảng, ông Tương cố mở cửa hàng đến 22h mới dọn, chỉ mong bán được thêm vài món văn phòng phẩm, dây điện, bóng đèn,… Tuy vậy, tiền kiếm được cùng lắm cũng chỉ vài trăm nghìn đồng.

Buổi sáng, vì không ngủ được nên 3h ông Tương đã dậy, một mình dọn hàng ra bán tiếp. Lắm lúc giật mình lúc nửa đêm, ông Tương không tránh được cảnh ngồi bần thần giữa bóng tối, trong sự cô đơn bao trùm.

"Nhiều lúc cũng thấy cô đơn nhưng tôi lại không thấy buồn chút nào. Còn sức thì còn làm, đồng tiền tự kiếm ra mới thấy đáng quý", ông Tương nói với nét mặt bình thản, đôi mắt lúc nào cũng ngấn nước.

Không muốn làm phiền con cháu

Thực tế, ông Tương vẫn có 2 người con sống gần nhà. Ông Tương chia sẻ rằng các con nay đã có gia đình riêng, nhưng đời sống lại eo hẹp. Vì thế, ông chọn sống một mình để không làm phiền con cháu. Hằng ngày, các con vẫn nấu cháo mang đến, nhưng ông Tương lại ăn rất ít.

Nhiều người khuyên ông bán căn nhà đang ở hoặc cho thuê để kiếm tiền, nhưng ông Tương chỉ lắc đầu vì đây là căn nhà mang nhiều hoài niệm của ông.

Triết lý sống ai cũng phải học của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM - 4

Căn nhà dù chật hẹp nhưng là nơi chứa đầy kỷ niệm của gia đình ông Tương (Ảnh: Nguyễn Vy).

Ngắm từng góc trong căn nhà, cụ ông bộc bạch đây từng là nơi sinh sống của vợ chồng ông và hai con. Nhà tuy chật chội, nhưng đó là nơi gia đình anh quây quần mỗi buổi tối, nơi mà vợ chồng ông vất vả mưu sinh để gầy dựng nên.

Nhìn lại 93 năm cuộc đời, ông Tương trải lòng đã có rất nhiều câu chuyện đi qua. Dù không thể nhớ nổi từng kỷ niệm, ông vẫn kể rành rọt xuất thân của mình.

Trước đây, ông Tương quê ở tỉnh Quảng Nam, sinh ra trong một gia đình nghèo, quanh năm làm ruộng kiếm sống. Cụ ông nhớ mãi thời chiến tranh bom rơi đạn lạc: "Buổi sáng, tôi nhớ như in cảnh mẹ bày khoai với cháo để cả nhà ăn thật nhanh rồi cùng xuống hầm trú bom. Tối đến, gia đình tôi mới ra đồng, đốt đuốc đủ sáng để làm rẫy".

Vì cuộc sống quá khó khăn, cả nhà ông Tương dắt nhau vào TPHCM sinh sống. Thời đó, ông Tương chỉ là một cậu bé 10 tuổi, đi làm thuê đủ chỗ để có tiền lo cho gia đình.

Dần dà, ông học được nghề sửa xe, kiếm ba cọc ba đồng trang trải cuộc sống, tính đến chuyện kết hôn, sinh con. Năm 1975, vợ chồng ông mới dành dụm được tiền mua căn nhà, rồi ở cho đến hiện tại. Cuộc sống không mấy giàu có nhưng lại rất bình dị, giản đơn, khiến ông Tương không khỏi hạnh phúc.

Nhìn tờ lịch treo trên tường, ông Tương nhẩm tính rằng vợ mình đã mất đến nay hơn 14 năm. Lắm lúc, ông Tương nhớ lại ngày còn bên cạnh vợ, miệng khẽ mỉm cười nhưng đôi mắt lại ngấn nước. Đối với ông, dù cuộc sống có vất vả nhưng nếu còn gia đình bên cạnh, tự khắc bản thân sẽ vượt qua được mọi thử thách.

Triết lý sống ai cũng phải học của cụ ông gần trăm tuổi ở TPHCM - 5

Thỉnh thoảng, nhiều người mang thực phẩm đến tặng khiến ông Tương không khỏi xúc động (Ảnh: Nguyễn Vy).

"Bây giờ, tôi không mong mỏi điều gì cho bản thân mà chỉ mong con, cháu mạnh khỏe. Sống ở tuổi này, chắc tôi lãi được mấy đứa cháu cố chứ không có gì khác. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu quý, trân trọng người thân trong gia đình thì khi về già mới nhận lại được sự quan tâm", ông Tương trải lòng.

顶: 16踩: 65