【kq mainz 05】Trung Quốc siết hình thức xuất khẩu tiểu ngạch

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 19:32:40 评论数:

Thông tin được công bố tại “Hội nghị phổ biến các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA và RCEP”,ốcsiếthìnhthứcxuấtkhẩutiểungạkq mainz 05 tổ chức ngày 2/8.

Sự kiện do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức.

Theo đó, Trung Quốc dần kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới (tiểu ngạch).

Khi Việt Nam muốn xuất khẩu nông sản Trung Quốc, cả 2 bên sẽ tiến hành đàm phán từng dòng sản phẩm một, ví dụ ký xong nghị định thư về khoai lang mới đàm phán đến sầu riêng tươi, xong sầu riêng tươi đến dừa, sau đó đến dược liệu, sầu riêng đông lạnh,…Đặc biệt, các loại quả truyền thống được xuất khẩu lâu năm sang Trung Quốc như thanh long, nhãn, vải,…cũng phải ký kết lại nghị định thư xuất khẩu.

“Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệpViệt Nam phải khai báo mã vùng trồng và sơ sở đóng gói. Mục đích nhằm quản lý chất lượng nông sản, đồng thời đảm bảo truy suất nguồn gốc trong trường hợp hàng hóa vi phạm quy định xuất khẩu”, Th.S Lương Ngọc Quang, Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ.

Được biết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP. Đây là hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, có hiệu lực từ 1/1/2022, quy định việc loại bỏ thuế đối với khoảng 90% nhóm hàng trong vòng 20 năm.

Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc như thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu, mít. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản mới được phép xuất khẩu trong những năm gần đây bao gồm măng cụt (2019), thạch đen (2020), sầu riêng, khoai lang (2022), chuối (2022), dưa hấu (2023) và dừa (2024).

Chanh leo và ớt hiện đang được quy định tạm thời, trong khi các mặt hàng như quả có múi (bưởi), dược liệu và trái cây đông lạnh đang tiếp tục trong quá trình đàm phán để mở cửa thị trường.

Không chỉ Trung Quốc, một số thị trường cũng đang kiểm soát chặt chẽ hơn quy định về nhập khẩu nông sản từ Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết trong nửa đầu 2024, thông báo thay đổi và dự thảo các biện pháp SPS (biện pháp kiểm dịch động thực vật) của EU đã tăng gần 20%, nhiều nhất trong các đối tác thương mại nông sản của Việt Nam.

Tính từ năm 2000, các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng tăng thông báo liên quan đến kiểm dịch động thực vật, từ chưa đến 250 thông báo (năm 2000) đã tăng lên hơn 1.100 thông báo (năm 2022).

Điều đáng ngại, theo ông Nam, trong 6 tháng đầu năm, số lượng cảnh báo vi phạm quy định SPS từ EU tăng bất thường. Cụ thể, Việt Nam nhận 57 cảnh báo trong 6 tháng đầu năm 2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 31 cảnh báo, tăng hơn 80%. Trong số này, TP.HCM chiếm nhiều nhất, với 23 cảnh báo.

Hai nguyên nhân chủ yếu khiến nông sản xuất khẩu sang “EU” bị cánh báo đó là nhiễm vi sinh vật và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

“Việc EU tăng số lượng cảnh báo góp phần khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng. Hiện Việt Nam còn 4 mặt hàng phải chịu, với tần suất thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%), sầu riêng (10%). Xu hướng này có thể tăng tiếp nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời”, ông Nam bày tỏ.

Chia sẻ tại hội nghị, TS. Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng doanh nghiệp, nông dân Việt Nam vẫn chưa nhận thức sâu sắc về hoạt động xuất khâu nông sản ra thế giới. Quy trình, công nghệ sản xuất, chế biến của doanh nghiệp, người dân còn nhiều khâu chưa kiểm soát được 100%.

Ông Hòa lấy ví dụ, nguồn nước tưới, đất, bình tưới… tất cả đều có thể là nguy cơ lây nhiễm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Hay có doanh nghiệp dù nhà máy sở hữu chứng nhận HACCP nhưng chưa thiết kế theo kiểu một cửa, vẫn để chó, mèo xuất hiện xung quanh khu vực nhà máy.

Thời gian tới, ông Hòa đề xuất các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các vấn đề SPS, đồng thời kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn tới cơ quan quản lý.

Văn phòng SPS Việt Nam đóng vai trò là đầu mối, cung cấp thông tin để giúp doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, từ đó tận dụng tốt các ưu đãi về thuế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như RCEF hay EVFTA.

最近更新