【soi kèo gamba osaka】Khó giải quyết làn sóng di cư từ Libya

Hơn 112.500 người di cư bất hợp pháp từ Libya tới Italia trong những tháng đầu năm 2016,ảiquyếtlnsngdicưtừsoi kèo gamba osaka trong đó có khoảng 3.100 người đã thiệt mạng khi cố vượt Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền thô sơ để tới châu Âu. Số liệu này cứ tăng dần theo thời gian là bài toán khó cho cả Libya và các quốc gia liên quan.

Người di cư tại khu nhà dành cho người nhập cư bất hợp pháp tại thành phố cảng Zawiyah, cách thủ đô Tripoli của Libya 45km về phía Tây. Nguồn: AFP/TTXVN   

Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Libya Martin Kobler cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố và di cư bất hợp pháp đang là thách thức chính mà Chính phủ Libya đang phải đối mặt, đồng thời nhấn mạnh hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực này rất quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Hơn 8 tháng, sau khi ký thỏa thuận hòa bình và hòa giải dân tộc tại Libya, nước này đã có những tiến bộ đáng kể về mặt chính trị và đạt được kết quả khả quan trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, Chính phủ Libya vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức mới trước làn sóng di cư bất hợp pháp. Hiện có hơn 110.000 người di trú bất hợp pháp đến Italia từ nhiều nước châu Phi thông qua Libya. Hầu hết những người di cư đến từ các nước vùng Sừng châu Phi và vùng Tây châu Phi. Với hy vọng tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, họ cố vượt Địa Trung Hải từ thành phố duyên hải Sabratha của Libya, cách đảo Lampedusa của Italia 300km qua biển. Đây cũng là cơ hội để các đối tượng buôn người lợi dụng gia tăng hoạt động tội phạm, trong bối cảnh giới chức quốc gia Bắc Phi này đang tập trung các nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp cho cuộc chiến chống IS cũng như cuộc đua chính trị để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Hệ lụy của tình trạng di cư bất hợp pháp là nạn đói, khát, thiếu thốn mọi thứ, an ninh không đảm bảo, tệ nạn xã hội liên tục diễn ra, nạn thất học và nhiều vấn đề liên quan... Từ đó, Libya đang cần trợ giúp nhân đạo từ chính phủ và cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ông Kobler hoan nghênh những nỗ lực mà Hội đồng Tổng thống Libya đang triển khai, nhất là quyết định đóng trụ sở tại Tripoli dù có những rủi ro về an ninh, đồng thời cho rằng điều này là rất quan trọng để cải thiện tình hình chính trị và an ninh của Libya. Ông Kobler khẳng định LHQ coi trọng vấn đề an ninh, yêu cầu chính của mọi người dân Libya.

Ông Kobler cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nước láng giềng trong việc giải quyết khủng hoảng tại Libya với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, đồng thời cho biết có sự đồng thuận quốc tế (Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arab, Liên minh châu Âu và LHQ) về sự cần thiết phải giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng tại Libya. Đó là phải viện trợ và hỗ trợ cho Chính phủ Libya và theo yêu cầu của người dân Libya, đồng thời không can thiệp vào công việc của quốc gia Bắc Phi này.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung những năm trước liên quan tới chính sách tị nạn, đồng thời tuyên bố nỗ lực theo đuổi chính sách đúng đắn đang được triển khai hiện nay. Thủ tướng Đức cũng bác bỏ mối liên quan trực tiếp giữa người tị nạn với chủ nghĩa khủng bố. Bà cho rằng: “Thật sai lầm khi cho rằng chủ nghĩa khủng bố xuất hiện cùng với những người tị nạn, bởi khủng bố đã có từ lâu và đó là những đối tượng đã bị chúng ta theo dõi”. Đồng thời, bà cũng kêu gọi người Đức và châu Âu cần kiên trì và nhẫn lại với các chính sách đang được áp dụng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu. Giải pháp được bà Merkel đề xuất là EU cần đẩy mạnh sự hợp tác và hỗ trợ phát triển với các nước châu Phi, với Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực bất ổn. Đây cũng là giải pháp căn cơ mang tính lâu dài để giải quyết làn sóng người di cư vào EU, bởi lẽ chỉ khi nào những quốc gia này ổn định chính trị, kinh tế, đời sống của người dân được nâng lên thì làn sóng di cư mới có thể được ngăn chặn.

Libya rơi vào hỗn loạn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi hồi năm 2011. Hai cơ quan lập pháp và hai chính phủ đã tồn tại song song kể từ khi thủ đô Tripoli bị lực lượng nổi dậy Fajr Libya (Bình minh Libya) chiếm giữ, khiến chính phủ được quốc tế công nhận từng phải chuyển về thành phố Tobruk ở miền Đông làm việc. Dưới sự bảo trợ của LHQ, Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) thay thế các chính quyền đối địch được thành lập hồi đầu năm nay, với Hội đồng Tổng thống gồm chín thành viên do Thủ tướng được chỉ định Fayez al-Sarraj đứng đầu. Tuy nhiên, chính phủ này đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước trong sự phản đối của các phe phái đối địch.

 

HN tổng hợp

Cúp C1
上一篇:Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
下一篇:Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình