欢迎来到Empire777

Empire777

【bang xep hang bd tbn】Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là 5 hay 7 năm?

时间:2025-01-11 00:20:45 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

VDH

ĐBQH tỉnh Bình Định Vương Đình Huệ phát biểu tại hội trường Quốc hội. Ảnh nguồn TTXVN

Đây là ý kiến của Đại biểu (ĐB) Vương Đình Huệ (Đoàn Bình Định) nêu tại phiên thảo luận hội trường sáng 26/5 về Dự thảo Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi).

Làm rõ trách nhiệm của KTNN

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách do Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển trình bày nêu rõ,ệmkỳcủaTổngKiểmtoánNhànướclàhaynăbang xep hang bd tbn đa số ý kiến nhất trí như quy định về kiểm toán doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong dự thảo luật vì cho rằng, về nguyên tắc ở đâu có tài chính, tài sản công là phải kiểm toán.

Có ý kiến đề nghị, những doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống nên để cho kiểm toán độc lập, khi thấy cần thiết KTNN chỉ thẩm tra kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập. Một số ý kiến cho rằng KTNN không có chức năng thẩm tra, nên quy định này là không phù hợp. Một số ý kiến khác đề nghị, chỉ kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và cho rằng ở đâu có tài chính, tài sản công là phải được kiểm toán, không phân biệt đối tượng quản lý, sử dụng thể hiện đúng tinh thần quy định của Hiến pháp.

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đồng tình và nhất trí cao với Dự thảo Luật KTNN, đồng thời cũng nhấn mạnh nội dung về trách nhiệm của KTNN. Bởi theo ông, chúng ta sửa Luật để tăng quyền hạn và trách nhiệm nhưng dường như mới chỉ tăng quyền hạn còn trách nhiệm thì chưa rõ.

ĐB nêu ví dụ, một doanh nghiệp được kiểm toán và được kết luận là không có sai sót, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chủ doanh nghiệp đó bị bắt thì kiểm toán không có trách nhiệm gì.

Do đó, để Luật được quy định chặt chẽ, cần phải quy định rõ trách nhiệm của KTNN trong Luật như một đồng phạm. “Nếu làm sai, anh bảo đúng, đến lúc người ta đi tù thì anh cũng phải có trách nhiệm trong đó”, ĐB Thuyền nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ĐB Thuyền, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cũng đưa ra dẫn chứng của trường hợp Vinalines, Vinashin, mặc dù có đến trên 10 đoàn kiểm toán, thanh tra đến kiểm tra nhưng phải đến khi cơ quan điều tra vào cuộc mới phát hiện ra các vi phạm. Do đó, quy định trách nhiệm của KTNN là rất cần thiết.

Nhiệm kỳ của Tổng KTNN: Chưa thống nhất 5 năm hay 7 năm

Cũng theo báo cáo giải trình, UBTVQH đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của ĐBQH và đưa vào trong Dự thảo Luật. Cụ thể, nhiệm kỳ của Tổng KTNN sẽ giữ nguyên là 7 năm và không quá 2 nhiệm kỳ liên tục, lý do là việc thực thi Luật KTNN trong những năm qua cho thấy, quy định về nhiệm kỳ của Tổng KTNN không phát sinh vướng mắc, đã và đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đồng thời đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của KTNN.

Nhiệm kỳ của Phó Tổng KTNN là 5 năm và tính từ ngày bổ nhiệm vì về bản chất, Phó Tổng KTNN cũng là công chức và không nhất thiết phải theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Đưa ra ý kiến về nhiệm kỳ của Tổng KTNN, ĐBQH Vương Đình Huệ (Bình Định) cho rằng, việc giữ nguyên nhiệm kỳ 7 năm được UBTVQH đưa ra là hợp lý để đảm bảo tính đặc thù và độc lập của KTNN và phù hợp với thông lệ quốc tế.

ĐB Huệ đưa ra dẫn chứng, Tổng KTNN do QH bầu nhưng KTNN lại không phải là cơ quan của QH, có bộ máy riêng, hoạt động độc lập. Các nước trên thế giới hầu hết không qui định nhiệm kỳ Tổng KTNN theo nhiệm kỳ QH mà thường là 9 năm, 15 năm hoặc vĩnh viễn (từ khi được bầu đến khi không đủ sức khỏe hoặc bị kỷ luật, vi phạm).

Tuy nhiên Việt Nam cũng có một số đặc thù nên cũng không thể áp dụng quy định này, "nhưng với thời hạn quyết toán NSNN là 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc thì thời hạn 7 năm là rất cần để đảm bảo tính liên tục của hoạt động kiểm toán", ĐB Huệ cho biết.

Tuy nhiên, bên cạnh ý kiến đồng tình của ĐB Vương Đình Huệ và một số đại biểu khác, cũng có một số ý kiến tại hội trường đề nghị nhiệm kỳ của Tổng KTNN chỉ nên là 5 năm. Bởi theo các đại biểu này, các cơ quan nhà nước được Quốc hội bầu cũng chỉ có nhiệm kỳ là 5 năm, vậy sao KTNN lại quy định hẳn 7 năm.

Trước các ý kiến còn khác nhau về nhiệm kỳ của Tổng KTNN, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sẽ xin phép Quốc hội đề xuất cả hai phương án 5 năm và 7 năm để các ĐB quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với các ý kiến thảo luận trong buổi sáng ngày hôm nay sẽ được UBTVQH ghi nhận và chỉnh lý dự thảo Luật để báo cáo Quốc hội thông qua vào ngày 24/6/2015.

Hạnh Thảo

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: