【highlight bóng đá đêm qua】Con ngộ độc cao dán chống say xe, bố mẹ tưởng ma nhập
Chia sẻ trên trang cá nhân,ộđộccaodánchốngsayxebốmẹtưởngmanhậhighlight bóng đá đêm qua một bà mẹ thở phào vì gia đình vừa trải qua một biến cố lớn liên quan đến sức khỏe của đứa con gái 6 tuổi.
Theo lời kể của chị T.N., mấy ngày trước, khi đưa con về quê Thanh minh, người chồng đi mua 1 miếng dán chống say xe cho cô con gái 6 tuổi. Vì chỉ mua 1 miếng nên người chồng không nhận được tờ hướng dẫn sử dụng và cũng không được người bán thuốc căn dặn gì thêm.
Chị N. đem dán miếng chống say cho con từ 6h sáng. Khoảng 11h trưa, khi con gái đi chơi về thì thấy mặt con ửng đỏ, chị tưởng con bị say nắng nên cũng chỉ bắt nghỉ ngơi. Trong chuyến đi hôm đó, con ngủ liên tục và không bị say xe hay nôn.
Miếng dán chống say xe không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi. Ảnh minh họa
Đến khoảng 16h chiều, chị T.N. bắt đấu thấy con có biểu hiện không bình thường: miệng nói nhảm, không nhận rõ vật, đi lại loạng quạng, bị đâm vào tường hoặc bàn ghế mà không biết. Thậm chí, ngay cả bố mẹ cũng bị con nhầm là bạn bè. Trong khi đó, hoạt động của con lúc nhanh, lúc đờ đẫn như người ngây dại.
“Thực sự lúc này đã có lúc mình nghĩ con bị ma nhập vì những hành động đáng sợ đó”, chị N. rùng mình nhớ lại.
Ngồi nhớ lại quá trình có thể đưa con đến tình trạng này, chị N. chợt nghĩ ra, có thể con bị ngộ độc miếng dán chống say xe. Ngay lập tức chị gọi điện xin tư vấn của bác sĩ chuyên môn, được biết: miếng dán chống chỉ định dùng cho trả em dưới 8 tuổi; người từ 8-15 tuổi chỉ nên dùng ½ miếng.
Mặc dù đã biết nguyên nhân nhưng phương pháp chữa trị gần như không có, chị T.N. rất lo lắng và chỉ biết làm theo lời khuyên của bác sĩ là cho con uống thật nhiều nước và giúp con ngủ đượ sẽ nhanh hồi phục hơn.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng tối hôm đó, bé có biểu hiện ngộ độc càng nặng hơn. Cháu liên tục nói nhảm, hành động vô thức, tự cào cấu mặt mũi, la hét, đi lại không ngừng và thường bị va vào các vật cứng.
“2 vợ chồng lúc đó chỉ biết ôm con khóc và ân hận vô cùng. Bác sĩ còn nói mắt của con bị giãn đồng tử mạnh nên cháu không nhìn rõ, tác dụng của thuốc làm cháu bị ảo giác và rối loạn tâm thần”, chị N. chia sẻ.
Càng về đêm, tình trạng của bé càng nặng. Sợ con tự gây thương tích, chồng chị N. phải cho con cào cấu mình. Con cứ bất ổn như vậy cho đến 5h sáng hôm sau mới bắt đầu ngủ. Sau khi ngủ dậy, rất may con tỉnh táo hơn nhiều. Tuy nhiên, mấy ngày sau, con vẫn bị mờ mắt, không nhìn rõ mọi vật và trí nhớ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Theo các bác sĩ chuyên ngành mắt, miếng dán say xe thường có thành phần scopolamine 1,5mg/miếng. Đây là thuốc kháng cholinergic, có tác dụng giảm nhu động ruột, chống nôn. Thuốc có tác dụng phụ là liệt cơ mi mắt, gây dãn đồng tử, do đó làm mờ mắt, không nhìn gần được. Ở người có nguy cơ cườm nước (glaucoma), góc đóng (thường trên 40 tuổi) có thể làm lên cơn tăng nhãn áp cấp tính: đau nhức, đỏ, mờ mắt. Ngoài ra, còn có thể bị tăng nhịp tim, đỏ da, khô miệng, bí tiểu, bón, buồn ngủ, ảo giác... Tác dụng phụ của miếng dán chống say xe sẽ đỡ sau 72 giờ sử dụng. Nếu lỡ bị ngộ độc do quá liều và không đúng độ tuổi dùng, cha mẹ cần giúp con uống càng nhiều nước càng tốt để đào thải nhanh hoạt chất có trong sản phẩm.
Chia sẻ lại sự việc vừa mới xảy ra, chị T.N. hy vọng các bậc phụ huynh có thêm một kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc con cái, đặc biệt là khi dùng thuốc phải tự tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Trà Phương