【soi kèo hertha berlin】Kho bạc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” giúp kiểm soát chi chặt chẽ
Nguồn: Kho bạc Nhà nước. Đồ họa: Phương Anh |
Hậu kiểm gắn liền với phân cấp
Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang thực hiện kiểm soát chi (KSC) ngân sách cho hơn 120 nghìn đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) trên cả nước với hơn 640 nghìn tài khoản giao dịch và hơn 30 triệu giao dịch phát sinh hàng năm. Nhờ nỗ lực hiện đại hóa và cải cách các khâu nghiệp vụ, đến nay, đã có hơn 99% chứng từ chi NSNN được gửi đến kho bạc theo phương thức điện tử qua dịch vụ công trực tuyến của kho bạc, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các ĐVSDNS và khách hàng giao dịch.
Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp về việc đổi mới công tác KSC ngân sách qua KBNN đến năm 2030 được quy định cụ thể.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản thi ngân sách nhà nước Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm chống lãng phí. KBNN được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN, trong những năm qua, đơn vị đã và đang tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, thủ tục KSC NSNN qua KBNN nhằm tăng cường kiểm tra kiểm soát, tạo ra hiệu quả trong chi NSNN ngày càng cao. |
Theo đó, KBNN đổi mới phương thức KSC theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho ĐVSDNS và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương, đi đôi với kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
KBNN cho biết, phương thức “hậu kiểm” trong KSC là phương pháp và cách thức kiểm soát các khoản chi ngân sách hoàn toàn mới gắn kết với mô hình kho bạc số, KBNN 2 cấp và KSC theo mức độ rủi ro. Với phương thức “hậu kiểm”, các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN được thực hiện theo phương thức thanh toán trước, kiểm soát sau và công tác hậu kiểm được giao cho thanh tra chuyên ngành KBNN thực hiện.
Cũng theo KBNN, áp dụng phương thức “hậu kiểm”, các khoản chi NSNN được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu của nhà nước. ĐVSDNS chịu trách nhiệm toàn diện về việc chi tiêu ngân sách của mình, chịu sự kiểm tra, giám sát của bộ hoặc cơ quan chủ quản cấp trên.
Để công tác “hậu kiểm” trong KSC ngân sách được thành công, ngoài việc tuân thủ đúng theo các quy định về KSC, các đơn vị KBNN đã có nhiều nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra những giải pháp tối ưu tạo môi trường thông thoáng, an toàn trong KSC.
Đơn cử như KBNN Thanh Hóa vừa được Hội đồng nghiệm thu đề tài KBNN xếp loại xuất sắc cho đề tài: “Nghiên cứu phương thức hậu kiểm trong KSC NSNN qua KBNN Thanh Hóa”.
Còn tại KBNN Đà Nẵng, đơn vị cũng đang đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra để bắt kịp định hướng đổi mới kiểm soát chi NSNN từ ”tiền kiểm” sang ”hậu kiểm”. Đồng thời, KBNN Đà Nẵng cũng quán triệt đến từng công chức trong đơn vị về mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược phát triển KBNN, và xác định vị trí vai trò của mỗi cá nhân trong nhiệm vụ chung của toàn hệ thống, tạo nên sức mạnh tập thể, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Đổi mới công tác kiểm soát chi
Ảnh minh họa |
Để công tác hậu kiểm được thực hiện tốt giúp số hóa các khoản chi ngân sách, KBNN đang giao Vụ Kiểm soát chi tiếp tục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin nâng cấp dịch vụ công trực tuyến đáp ứng các yêu cầu sửa đổi Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và số hóa các tiện ích phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN.
Đồng thời, KBNN đã tham vấn các chuyên gia kinh tế của nước ngoài để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác KSC tại Việt Nam. Lần gần đây nhất là vào trung tuần tháng 10/2023, KBNN đã phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế tổ chức hội thảo “Kiểm soát chi tiêu dựa trên rủi ro và xây dựng khung kiểm soát chi tiêu hiện đại, theo Chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2030".
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, qua các cuộc hội thảo, KBNN đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp hết sức quý báu của các chuyên gia đến từ trong và ngoài nước. “KBNN tiếp thu ý kiến quý báu của các chuyên gia tham dự hội thảo, sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa theo từng giai đoạn cụ thể để công tác KSC của KBNN ngày càng được hoàn thiện” - ông Cường cho biết.
Cũng theo KBNN, để công tác hậu kiểm thực sự mang lại kết quả tốt, trước mắt, KBNN sẽ hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng điện tử hóa (như thực hiện thanh toán tự động các khoản chi có độ rủi ro thấp...), sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, tham gia kết nối, liên thông chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành trung ương và địa phương trong công tác kiểm soát chi.
Về lâu dài, KBNN sẽ thực hiện liên thông dữ liệu điện tử giữa Chương trình ĐTKB - GD (kiểm soát chi đầu tư qua KBNN) với hệ thống giám sát đầu tư công, hệ thống đấu thầu quốc gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin của Tổng cục Thuế để trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông tin dự án… Chia sẻ thông tin dữ liệu về dự toán ngân sách, thông tin về hợp đồng điện tử, hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách gửi qua DVCTT, thông tin về hóa đơn điện tử để triển khai thực hiện việc KSC tự động đối với các khoản chi điện, nước, viễn thông…