【kqbd hang 2 ha lan】Hỗ trợ nhiều cặp vợ chồng dân tộc, vùng khó khăn sinh con khỏe mạnh
VHO - Nhiều cặp vợ chồng còn trẻ nhưng mang gen bệnh hiếm,ỗtrợnhiềucặpvợchồngdântộcvùngkhókhănsinhconkhỏemạkqbd hang 2 ha lan gen bệnh di truyền... nên không thể có con tự nhiên, khỏe mạnh và cũng không có kinh phí để thực hiện sinh con theo phương pháp khoa học. May mắn đến với họ khi bệnh viện tổ chức các chương trình từ thiện,miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm...
Năm 2012, sau một thời gian tìm hiểu, vượt qua những khác biệt về truyền thống văn hóa, chị B Nướch Thị Tron (sinh năm 1988, dân tộc Cơ Tu ) và anh Phan Đình Thắng (sinh năm 1990, dân tộc Kinh) tiến tới hôn nhân về chung một nhà tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Năm 2013, 1 năm sau kết hôn chị Tron có thai tự nhiên, niềm vui này tưởng chừng đã mang hạnh phúc trọn vẹn đến với gia đình anh chị thì không may đến tuần thứ 8 của thai kỳ, chị Tron bị sảy thai. Kể từ đó, suốt 12 năm sau, anh chị phải trải qua bao khó khăn, buồn tủi vì hiếm muộn, mong con.
Gia đình khó khăn, hai vợ chồng sinh sống bằng nguồn thu nhập từ công việc đồng áng và làm thuê. Ai thuê gì làm nấy, những ngày nắng ráo anh Thắng xin đi thu hoạch cây keo thuê cho chủ vườn với số tiền công 150.000vnđ/ngày. Những ngày mưa, hai vợ chồng gần như không có thu nhập mà chỉ trông vào 3 sào ruộng của gia đình, chi tiêu tiết kiệm cũng chỉ đủ sống qua ngày.
Năm 2014, sau khi dành dụm được số tiền ít ỏi, hai vợ chồng quyết định ra Hà Nội thăm khám sức khỏe sinh sản và được bác sĩ cho thuốc về điều trị, chờ có thai tự nhiên. Nhưng thời gian đó, chị Tron anh Thắng vẫn không thấy có tiến triển, lo lắng sốt ruột là vậy nhưng điều kiện kinh tế không cho phép nên anh chị cũng chưa thể thăm khám thêm lần nào. Sinh sống tại xã miền núi huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, anh chưa có điều kiện được tiếp cận các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng như điều kiện kinh tế cũng là một trở ngại khiến giấc mơ con yêu ngày càng xa dần với hai vợ chồng.
Cuối năm 2023, được nghe người quen cùng xã đã đón con yêu thành công tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội , vợ chồng chị Tron anh Thắng có thêm niềm tin và quyết tâm ra Hà Nội thăm khám thêm lần nữa. Anh chị thăm khám vào tháng 5.2024, đúng dịp Tuần Lễ Vàng 2024, gia đình chị Tron được hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký xét duyệt miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF. Và may mắn đã đến khi vợ chồng chị Tron anh Thắng đã trở thành 1 trong 15 gia đình được hỗ trợ miễn phí toàn bộ chi phí thực hiện IVF tại Bệnh viện. Cơ hội được bế trên tay con yêu của hai vợ chồng chưa bao giờ lại gần đến thế. Những giọt nước mắt đã rơi, những niềm hi vọng mới lại được thắp sáng được đón con yêu sau hơn 1 thập kỷ hiếm muộn mong con.
Cũng giống như gia đình chị Tron anh Thắng, hành trình tìm con của gia đình vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương (sinh năm 1997, dân tộc Nùng) và anh Nguyễn Văn Châm (sinh năm 1993, dân tộc Tày), quê ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cũng gặp những trở ngại về kinh tế, chưa có đủ điều kiện hiện thực hóa giấc mơ con yêu suốt 5 năm khắc khoải mong chờ.
Năm 2019, cô gái Nguyễn Thị Phương và chàng trai Nguyễn Văn Châm nên duyên vợ chồng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để vun đắp một hạnh phúc trọn vẹn. Gia đình anh Châm thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn trong xã, cả gia đình 4 thế hệ sống trong căn nhà sàn mái lá đơn sơ.
Bà nội tuổi đã cao, bố anh Châm mất sớm, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo từ năm 2018, vợ chồng anh Châm cùng gia đình anh trai nuôi thêm 2 người em họ con nhà chú ruột khi hai em không còn nơi nương tựa. Gánh nặng kinh tế đè nặng, vợ chồng anh Châm rời quê hương xuống Bắc Ninh làm công nhân để có thu nhập gửi về nhà hỗ trợ gia đình.
Mặc dù đã hiếm muộn 5 năm nhưng chưa 1 lần hai vợ chồng đi thăm khám sức khỏe sinh sản, họ gác lại giấc mơ tìm con để dành dụm kinh tế cho vợ chồng anh trai đi khám và can thiệp hỗ trợ sinh sản trước. Anh trai anh Châm cũng hiếm muộn bởi hai vợ chồng mang gen bệnh lý Tan máu bẩm sinh - Thalassemia, năm 2023 vợ chồng anh trai xuống Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám và thực hiện hỗ trợ sinh sản IVF kết hợp sàng lọc phôi, cuối cùng niềm hạnh phúc đã đến với gia đình khi giờ đây vợ chồng anh trai đã đón được con một cô công chúa nhỏ 7 tháng tuổi.
Gia đình người anh đã chạm đến hạnh phúc làm cha mẹ cũng là lúc vợ chồng chị Phương anh Châm càng thêm động lực được lắng nghe tiếng khóc, tiếng cười con yêu của riêng mình. Với đồng lương công nhân ít ỏi, không có tiền tích lũy vợ chồng chị Phương anh Châm đến khám với mong muốn sẽ nhận được hỗ trợ theo chương trình của Bệnh viện. Sau khi nhận hồ sơ, thẩm định và đến trực tiếp địa phương để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, Bệnh viện đã quyết định trao gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho vợ chồng anh chị.
Ngoài ra, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng công bố và trao quyết định 13 ca được thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100%, họ đều là người dân tộc ít người hoặc sống ở vùng khó khăn. Đó là gia đình anh chị Nguyễn Thị Kiều Sương và Lê Cảnh Hoài (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị); Gia đình Nguyễn Thị Sen và Nguyễn Văn Kỳ (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An); Gia đình Hà Thị Mai và Hà Văn Đô (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa); Gia đình Lê Thị Thắm và Cao Văn Trang (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa); Gia đình Lò Thị Ngọc và Lương Văn Khuê (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa); Gia đình Ma Seo Mai và Vàng Văn Vĩnh (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu); Gia đình Sa Thị Quy và Phạm Văn Thành - địa chỉ ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; Gia đình Bế Thị Thuyền & Ngô Xuân Quảng ( thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn)...
Ths, BS Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chia sẻ: Trong quá trình thăm khám, Bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp khó, hiếm muộn do nhiều nguyên nhân như: người chồng vô tinh – không có tinh trùng trong tinh dịch, người vợ mắc các bệnh lý hệ sinh sản nữ giới, trường hợp vợ chồng mang gen bệnh lý di truyền sinh ra những em bé không khỏe mạnh hay những trường hợp lưu sảy thai liên tiếp…Với những trường hợp này, việc can thiệp hỗ trợ sinh sản IVF kết hợp với các kỹ thuật y học hiện đại là điều cần thiết để tăng cơ hội điều trị và sinh ra những em bé khỏe mạnh.
Tuy nhiên, chi phí điều trị cho những trường hợp này sẽ tốn kém hơn, tạo thêm áp lực cho các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con. Thấu hiểu được những khó khăn đó, Bệnh viện đã mở rộng thêm các gói hỗ trợ một phần chi phí cho những trường hợp cần can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chuyên sâu, phức tạp. Bệnh viện mong muốn san sẻ phần nào áp lực tài chính, truyền động lực cho các gia đình hiếm muộn chưa thể đón được con yêu về nhà bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Của nhà cũng trộmTân Ân Tây sau lần trễ hẹnNhộn nhịp làng cá khô Sông ĐốcTạo đột phá thu ngân sách từ nguồn thu đất đaiVì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?Cả nước có 280.000 cựu thanh niên xung phong được giải quyết chính sáchTuyên truyền pháp luật và ra mắt mô hình dân vận khéoDành sự quan tâm đặc biệt cho gia đình chính sáchMacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phímCon tôm gồng mình cõng... thuế
下一篇:Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Đổi thay Trần Độ
- ·Nuôi sò huyết trên sông phát triển mạnh
- ·Bình Phước: Thú vị bé gái chào đời trong ‘bọc điều’
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Người trồng gừng điêu đứng
- ·Khi kỹ thuật "bám rễ" đồng ruộng
- ·Vì ai con mãi không về
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Chính phủ ban hành Nghị định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1
- ·Xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại
- ·Xây dựng nền hành chính phục vụ
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Kiểm tra, thẩm định hộ nghèo khó khăn về nhà ở
- ·Ngư dân năng động chuyển đổi nghề
- ·MCV Group cùng YouTube hỗ trợ nhà sáng tạo để phát triển video ngắn
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Nhiều nguy hại trong thuốc lá điện tử hơn lầm tưởng
- ·Phát triển ngành tôm phải gắn liền với thực tiễn
- ·Khôi phục cây dừa trên đất mặn
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Phụ nữ Đồng Xoài tuyên dương 17 mẹ đỡ đầu
- ·Sôi động thị trường bánh, mứt Tết
- ·Thủ tướng chỉ đạo phát triển nuôi tôm phải gắn với bảo bệ môi trường sinh thái
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Vụ lúa trên đất nuôi tôm
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Phê duyệt mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP giai đoạn 2021
- ·Mức lương hưu bình quân sẽ tăng bao nhiêu từ 1
- ·6 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 880 vụ cháy
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Tập huấn phòng cháy, chữa cháy tại BPTV
- ·6 tháng đầu năm 2023, xảy ra 4.970 vụ tai nạn giao thông
- ·Quân khu 7 tặng quà chính sách tại Bình Phước
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Khởi đầu thuận lợi vụ lúa