【bd so 888】Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030
Quảng Nam chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh,óThủtướngTrầnLưuQuangdựcôngbốQuyhoạchtỉnhQuảngNamthờikỳ–bd so 888 bền vững Quảng Nam: Giới thiệu, quảng bá sự hấp dẫn về đa dạng sinh học |
Sáng 16/3, tại thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo một số bộ, ban ngành, địa phương tham dự.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự hội nghị. |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia 2024 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mục tiêu, tầm nhìn chiến lược để tỉnh Quảng Nam khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; vững vàng trên hành trình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương; các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch, nhằm thống nhất cao về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch này, tạo ra nguồn lực mới, cơ hội mới để tỉnh Quảng Nam cất cánh, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, động lực phát triển của khu vực miền Trung và cả nước.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam |
Tuy nhiên, phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chung sống hài hòa với tự nhiên theo quan điểm phát triển bền vững.
Những năm gần đây tỉnh Quảng Nam đã hành động tích cực, quyết liệt để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng hủy hoại rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt động vật trái phép; nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vườn quốc gia, rừng đặc dụng được thành lập; nhiều qui hoạch ngành, qui hoạch xây dựng đã phải điều chỉnh; nhiều dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, cảnh quan đã bị từ chối; nhiều dòng sông đã và đang được khơi thông; nhiều thềm bãi biển đang được phục hồi.
Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên; có mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại; phát triển hàng không, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, công nghiệp cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện khí mang tầm khu vực; hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu, chế biến sâu sản phẩm nông lâm nghiệp, silica mang tầm quốc gia; có cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; có nền văn hóa giàu bản sắc; đa số các cơ sở y tế, giáo dục đạt chuẩn quốc gia; có hệ thống đô thị đồng bộ, gắn kết với nông thôn. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt trên 8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt trên 7.500 USD.
Đến năm 2050, tỉnh Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Về các đột phá phát triển, Quảng Nam đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược như giao thông liên vùng Đông - Tây, cảng hàng không, cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, hạ tầng trọng yếu của khu vực nông thôn, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục.
Xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên với hệ thống giao thông đồng bộ; liên kết vùng và quốc tế; hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch ven biển sinh thái, hiện đại; hạ tầng nông nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Bên cạnh đó, phát huy hiệu quả vai trò động lực, lợi thế cạnh tranh của Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang; mở rộng và hình thành thêm các Du lịch sự kiện, hội nghị, thể thao, du lịch nông thôn, miền núi; phát triển mạnh các khu du lịch ven biển, ven sông với đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí, điều trị, chăm sóc sức khỏe. Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Chuẩn hóa các trường lớp thuộc các cấp học, đảm bảo đủ lực lượng giáo viên đồng thời với nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và thể chất. Củng cố, nâng cao chất lượng các trường đại học, cao đẳng. Nâng cao chất lượng hệ thống y tế ở tất cả các tuyến. Nâng cấp, mở rộng và xây mới các thiết chế công cộng phục vụ cho người dân. Hình thành nhiều công viên chuyên đề, công viên cây xanh, quảng trường, sân tập thể thao tại các khu vực đô thị.
Quảng Nam sẽ đầu tư, phát triển theo mô hình cấu trúc không gian "Hai vùng, Hai cụm động lực, Ba hành lang phát triển", phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế - văn hoá - chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vùng Đông gồm các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng: Là vùng động lực của tỉnh với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; tập trung các đô thị lớn, trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh.
Vùng Tây gồm các huyện miền núi: Là vùng bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên; phát triển nguyên liệu lâm sản và dược liệu quốc gia; kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi; khai thác thuỷ điện, khoáng sản; bảo vệ biên giới.
Trao quyết định Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030. |
Cụm động lực Điện Bàn - Hội An - Đại Lộc là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, kết nối với thành phố Đà Nẵng. Hình thành chuỗi đô thị ven sông, ven biển; phát triển hành lang du lịch dựa trên tuyến giao thông đường thủy. Nâng cao chất lượng khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và các cụm công nghiệp. Điều chỉnh các cụm công nghiệp trên trục quốc lộ 14B huyện Đại Lộc theo hướng kết nối, mở rộng thành các khu công nghiệp; phát triển không gian đô thị Điện Bàn và Hội An gắn kết với thành phố Đà Nẵng.
Cụm động lực Tam Kỳ - Núi Thành - Phú Ninh là khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục - đào tạo, đô thị thông minh, trong đó sáp nhập huyện Núi Thành với thành phố Tam Kỳ để phát triển thành đô thị loại I. Chu Lai là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, với hạt nhân là ngành công nghiệp cơ khí ô tô. Liên kết với tỉnh Quảng Ngãi trở thành cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Ba hành lang phát triển gồm: Hành lang từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đến ven biển: Tập trung các không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và chuỗi đô thị sông, biển gắn với cảng biển và Cảng hàng không Chu Lai.
Hành lang dọc đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh: Tập trung công nghiệp thuỷ điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn, phát huy văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Hành lang dọc quốc lộ 14B và quốc lộ 14E nối lên quốc lộ 14D đến Cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Là trục giao lưu với vùng Tây Nguyên và Nam Lào - Bắc Campuchia.
Dự kiến trong chương trình Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ trao 16 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Phát triển nhanh cần thời cơ nhưng phát triển bền vững phải có hệ thống quản trị tốt
- ·Vụ nữ sinh tử vong trong nhà nghỉ ở Đắk Lắk: Phẫu thuật cứu sống người bạn trai
- ·Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đề nghị phía Mỹ sớm hỗ trợ Bamboo Airways thực hiện chuyến bay thẳ
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Fansipan – hơn cả một giấc mơ
- ·3 kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm của Thủ đô Hà Nội
- ·CPI tháng 7/2021 tăng 0,62%
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Vinpearl 'sang tay' gần 58 triệu cổ phiếu Vingroup (VIC) cho hai tổ chức nước ngoài
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Đại lý Toyota Corolla Altis tại Việt Nam giảm giá sâu, xả hàng dọn kho
- ·Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn: 20 năm cung cấp ổn định, an toàn gần 100 tỷ m3 khí
- ·Sức hút đầu tư “nóng bỏng” từ shop villa ven biển
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hỗ trợ những gì?
- ·Volkswagen Taigun lên kệ với giá từ 322 triệu đồng đe dọa nhiều đối thủ
- ·Gỡ khó cho người nông dân, tiếp tục nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Phong thủy chứng khoán năm Tân Sửu 2021: Đầu tư ngành nào sẽ 'phát tài phát lộc'?