Như chúng ta đã biết,ângcaonhậnthứcvềphòngvệthươngmạiYếutốthenchốtgiúpdoanhnghiệptựbảovệmìkq asiad 2023 phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với nhiều biến chủng nguy hiểm, nhiều nước nhập khẩu sử dụng triệt để các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ nền sản xuất nội địa. Đồng thời, hàng loạt hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia bắt đầu có hiệu lực thực thi, khiến cho các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng tăng.
Thời gian qua, nhiều mặt hàng của nước ta như sợi, gỗ, thép, ... liên tục bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Khi mới gặp phải các biện pháp này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã rất bất ngờ và thất vọng. Có doanh nghiệp cho rằng bị nước nhập khẩu đối xử bất công và đây là các biện pháp bảo hộ trá hình. Phản ứng này là bình thường, đặc biệt khi chúng ta còn bỡ ngỡ với các quy định của thị trường nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành nhận định: “Để không bị vướng vào các vụ kiện phòng vệ thương mại và tận dụng lợi thế từ các biện pháp này, chúng ta cần học hỏi cách chơi theo luật và hiểu luật”.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã dần quen và chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa.